Kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất an toàn khi chuyển nhà

Kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất

Bạn sẽ có rất nhiều đồ đạc bạn cần sắp xếp di chuyển, từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng khi bạn muốn chuyển nhà. Và việc vận chuyển đồ nội thất được xem là vấn đề phức tạp nhất trong tất cả các khâu. Do đồ nội thất thường có kích thước rất lớn và cồng kềnh, cần phải có sự trợ giúp của nhiều người mới có thể vận chuyển an toàn. Chẳng hạn như giường, tủ, bàn, ghế, sofa,…

Sau đây là tổng hợp một số kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra còn tăng độ an toàn cho cả đồ đạc nội thất và những người tham gia vận chuyển chúng.

Kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất- giường ngủ

Thông thường giường ngủ sẽ được cấu tạo từ gỗ hoặc kim loại, có kích thước từ vừa cho đến lớn. Vì thế giường ngủ sẽ khá nặng và việc lắp ráp vận chuyển nó cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và tốn nhiều công sức hơn. Hiện nay có rất nhiều loại giường ngủ khác nhau trên thị trường, và sau đây là kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất này mà bạn có thể tham khảo:

Giường có mối nối

  • Giường có mối nối là loại giường được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, thường có cấu tạo bằng gỗ, có tính chất truyền thống. Theo đó những cạnh giường, góc giường sẽ được đục thành những mối nối để có thể lắp ráp chúng lại với nhau.
  • Trước tiên bạn tháo vạc giường ra. Sau đó sử dụng một miếng vải dày để vào chỗ mối nối nhằm làm vật đệm. Tiếp theo bạn sử dụng một thanh gỗ lớn, búa hoặc một vật nặng bất kỳ để gõ vào và tách các mối nối ra.
  • Kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thấtgõ đúng trọng tâm với lực vừa phải để không làm gãy hoặc tét mối nối. Đồng thời bạn hãy đánh dấu vị trí chính xác của các mối nối để khi ráp lại dễ dàng hơn nhé!
  • Khi đã tháo các phần ra xong, việc tiếp theo cần làm là bạn sẽ đóng gói và chuyển đến nhà mới, lắp ráp lại theo những chỗ đã đánh dấu trước đó.
Vận chuyển giường có mối nối
Vận chuyển giường có mối nối

Giường có bắt vít

  • Đối với giường có bắt vít, bạn sẽ tốn ít công sức hơn vì các bộ phận của loại giường này được kết nối với nhau bằng ốc vít. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc máy để vặn vít, sau đó lần lượt tháo các mối nối ra.
  • Đặc biệt, bạn nên nhờ thêm một người nữa để hỗ trợ bạn đỡ các phần thanh giường đang mở ra. Vì khi các ốc vít vừa được mở ra thì các thanh giường cũng sẽ bị rơi ra ngay lập tức, dễ rơi xuống và có thể làm bạn bị thương.
  • Hãy nhớ giữ kỹ các phần ốc vít vừa được tháo ra và lưu ý cách để lắp ráp lại giường bạn nhé!

Thực tế nếu bạn chỉ là dân nghiệp dư, hoặc không có kinh nghiệm gì trong việc tháo lắp giường ngủ trước đó thì công việc này thực sự rất phức tạp và khó khăn. Do bạn sẽ không có đủ sức để khiêng giường và dễ bị thương, tốn nhiều thời gian và cũng khó để lắp ráp lại y như cũ. Vì vậy, với các loại giường lớn và cồng kềnh, kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất là hãy nhờ đến dịch vụ vận chuyển nhà trọn gói để tiết kiệm được thời gian công sức cũng như an toàn hơn cho chính bạn.

Nếu bạn dùng giường gấp hoặc giường xếp thì việc vận chuyển giường ngủ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần gấp chúng lại theo đúng chiều và di chuyển đi. Bạn có thể tự làm được một cách dễ dàng.

Kinh nghiệm vận chuyển tủ

Kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất đầu tiên bạn cần phải làm là lấy hết quần áo và đồ đạc bên trong tủ ra ngoài. Vì tủ là đồ đạc nặng lên việc lấy hết các vật dụng, đồ đạc bên trong ra ngoài sẽ giúp giảm được khối lượng đáng kể. Tiếp theo đóng gói đồ đạc theo phương pháp phù hợp.

Nếu tủ có kích thước nhỏ gọn và có thể lách qua cửa, hoặc tủ nguyên khối không tháo rời được, bạn hãy sử dụng màng PE để bọc tủ lại và nhờ 2-3 người hỗ trợ để vận chuyển tủ theo chiều ngang.

Trường hợp tủ có kích thước lớn và cồng kềnh, thì bạn bắt buộc phải thực hiện tháo lắp theo những bước sau đây:

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tháo tủ như cờ lê, tua vít, búa, túi nhỏ để đựng bu lông ốc vít,...
  • Lần lượt tháo các cánh tủ ra. Hãy nhớ ghi chú lại vị trí của các cánh tủ để khi lắp ráp lại được chính xác. Bạn cũng nhớ cho các ốc vít đã tháo ra vào các túi nhỏ đã chuẩn bị trước đó.
  • Sau đó tiến hành tháo các phần sau của tủ (đốc tủ). Phần này thường được đóng bằng các đinh nhỏ, nên bạn hãy sử dụng búa có mỏ để tháo nó ra.
  • Cuối cùng là phần khung tủ, bạn nên hạ tủ nằm xuống và tháo dở cẩn thận. Không nên đặt tủ ở hướng đứng vì các bộ phận sẽ dễ bị rơi xuống và hư hỏng hoặc khiến bạn bị thương.
  • Đóng gói tất cả các bộ phận và ghi chú kĩ lưỡng để vận chuyển đến nhà mới và lắp ráp lại theo đúng quy trình.
Kinh nghiệm vận chuyển tủ
Kinh nghiệm vận chuyển tủ

Kinh nghiệm chuyển bàn ghế

Với các loại bàn ghế gỗ, nếu có kích thước nhỏ gọn thì bạn hãy bọc màng PE và di chuyển bình thường. Trường hợp bàn ghế có kích cỡ quá lớn và có thể tháo rời được, bạn làm tương tự như đối với vận chuyển giường tủ (tháo bàn ghế ra rồi ráp lại).

Với ghế sofa có kích cỡ lớn hoặc bàn ghế không tháo rời được: Bạn chỉ có thể vận chuyển nguyên khối. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất sau đây:

  • Sử dụng màng PE hoặc xốp nổ để đóng gói cẩn thận. Đặc biệt lưu ý ở những vị trí như chân, góc cạnh,…Chắc chắn ghế sofa đã được dọn dẹp sạch sẽ và không bị ướt trước khi đóng gói.
  • Hãy áp dụng nguyên tắc vận chuyển theo chữ L. Có nghĩa là để bàn hoặc ghế sofa theo hướng nằm ngang. Khi di chuyển qua các cánh cửa nhỏ, xoay đầu chúng hơi chếch kiểu chữ L để phần chân/tay vịn lọt qua trước rồi mới từ từ di chuyển các phần còn lại sau.

Kinh nghiệm vận chuyển các thiết bị và máy móc

Các loại đồ dùng như tủ lạnh, máy giặt hoặc các loại máy móc thiết bị có kích cỡ lớn khác thường được xếp vào danh mục đồ gia dụng. Nhưng khi chuyển nhà, theo kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất là bạn sẽ sắp xếp chúng vào nhóm “những đồ đạc nội thất khó vận chuyển”, vì do nhiều yếu tố “động” về tính kết nối, dây điện, vi mạch,…không giống như gỗ hay sắt thép, muốn vận chuyển như thế nào cũng được.

Để vận chuyển các đồ nội thất như tủ lạnh, máy giặt an toàn và đảm bảo chúng có thể hoạt động bình thường, nguyên tắc vận chuyển tốt nhất chính là vận chuyển theo phương đứng. Điều này giúp cho hệ thống dây điện, máy nén khí, dầu,…vẫn hoạt động ổn định và không bị xê dịch hay hư hỏng. Đặc biệt với việc vận chuyển tủ lạnh, bạn nên xả đông ít nhất là 8 tiếng và dọn dẹp thật khô và sạch trước khi tiến hành vận chuyển.

Vận chuyển tủ lạnh
Vận chuyển tủ lạnh

Kinh nghiệm vận chuyển các đồ nội thất lặt vặt

Những món đồ nội thất lặt vặt có thể là tranh ảnh, đồng hồ, đèn để bàn, kệ để giày,…và nhiều đồ đạc khác xuất hiện trong ngôi nhà của bạn.

Bạn hãy xem xem đồ đạc nào có thể tháo rời được và thực hiện chia nhỏ chúng để tiết kiệm không gian đóng gói. Bạn hãy sử dụng màng PE hoặc xốp nổ để bao bọc cẩn thận, hãy nhớ lưu ý đến các vị trí góc cạnh. Sau đó cho chúng vào các thùng carton theo từng nhóm riêng. Và hãy nhớ ghi chú lại cẩn thận trên từng nắp thùng để có thể sắp xếp dễ dàng khi đến nhà mới.

Những lưu ý khi vận chuyển đồ nội thất

  • Đồ đạc càng nhiều thì việc vận chuyển sẽ càng khó khăn và tốn chi phí vận chuyển nhiều hơn. Do đó bạn hãy cân nhắc đến việc thanh lý các đồ món đồ nội thất cũ mà bạn không dùng đến. Bạn có thể kiếm lại được một khoản nhỏ, và dùng số tiền đó để sắm thêm đồ nội thất mới ở nơi ở mới.
  • Bạn có thể sử dụng xe kéo và dây đai để hỗ trợ cho việc vận chuyển đồ nội thất khi chuyển nhà.
  • Để đỡ phải khiêng vác đồ nặng, bạn có thể lót bìa carton hoặc thảm vải trên sàn nhà bóng và sau đó đặt đồ lên và kéo đi dễ dàng.
  • Theo kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất của Chuyển Nhà Viet Moving trong nhiều năm qua, việc đẩy đồ nặng, kích thước lớn sẽ đỡ tốn sức hơn là kéo.
  • Tuyệt đối không được khom người khi khiêng đồ vật nặng vì như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến xương cột sống của bạn. Hãy ngồi xuống hoặc gập đầu gối xuống để cố định đồ nội thất, tiếp theo dùng lực của chân để đứng dậy và phải luôn giữ lưng thẳng đứng. Đây được đánh giá là nguyên tắc an toàn đầu tiên buộc phải tuân thủ khi vận chuyển đồ nội thất nặng, cồng kềnh.
  • Bạn không nên cố quá sức khi di chuyển đồ nội thất. Bởi khi đuối sức rất dễ xảy ra các sơ sót. Theo nghiên cứu, người đàn ông mà không thường xuyên làm công việc khuân vác thì có thể chịu được sức nặng là 20kg, trong khi đó phụ nữ là 15kg. Vậy bạn nên nhớ hãy “tự lượng sức mình”, nên chia đồ đạc ra thành nhiều đợt nhỏ để vận chuyển, và nghỉ ngơi giữa các đợt vận chuyển nếu quá mệt.
  • Tuyệt đối không nên khiêng đồ nặng trên đầu nếu không sẽ dễ gây ra các tổn thương không mong muốn.
  • Bạn nên mang bao tay và giày bảo hộ khi vận chuyển đồ nội thất để bảo vệ an toàn cho mình.
  • Và cuối cùng là nếu gia đình bạn có ít người, và không ai có kinh nghiệm trong việc tháo dở đồ nội thất. Thì để an toàn và đỡ tốn thời gia, công sức nhất, hãy sử dụng  Dịch vụ chuyển dọn nhà trọn gói để giúp bạn vận chuyển.
Lưu ý khi vận chuyển đồ nội thất
Lưu ý khi vận chuyển đồ nội thất

Trên đây là những chia sẻ của Chuyển Nhà Viet Moving về kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất, hi vọng những thông tin này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển nhà trọn gói thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé!

>>> Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Vận Chuyển Hạt Giống Nông Sản An Toàn

Những câu hỏi thường gặp

⭐⭐⭐Cách để vận chuyển tủ lạnh, máy giặt an toàn?

Kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất như tủ lạnh, máy giặt an toàn và đảm bảo chúng có thể hoạt động bình thường là vận chuyển theo phương đứng. Điều này giúp cho hệ thống dây điện, máy nén khí, dầu,…vẫn hoạt động ổn định và không bị xê dịch hay hư hỏng.

⭐⭐⭐Có nên khom người khi khiêng đồ vật nặng không?

Tuyệt đối không được khom người khi khiêng đồ vật nặng vì như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng xấu đến xương cột sống của bạn. Kinh nghiệm vận chuyển đồ nội thất là hãy ngồi xuống hoặc gập đầu gối xuống để cố định đồ nội thất, tiếp theo dùng lực của chân để đứng dậy và phải luôn giữ lưng thẳng đứng.

5/5 - (5 bình chọn)

0979.847.807

0909.847.807