Khi bạn chuyển qua nhà mới, mua nhà mới, sửa nhà hay xây nhà mới là những công việc lớn vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta. Để ngôi nhà mới có cuộc sống ấm áp, an lành và hạnh phúc viên mãn thì gia chủ nên làm lễ cúng nhập trạch. Trong bài viết này, Dịch Vụ Chuyển Nhà Trọn Gói sẽ hướng dẫn các bạn các bước nghi thức của lễ cúng nhập trạch, chia sẻ Bài văn khấn về nhà mới đang được sử dụng nhiều nhất và cách chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch (cúng về nhà mới) đúng cách và đầy đủ nhất!
Ý nghĩa quan trọng của cúng về nhà mới là gì?
Nghi lễ khấn cúng Nhập trach được coi là một trong những nghi lễ truyền thống từ xưa của ông cha ta theo văn hóa tâm linh, phong thủy của người Việt mỗi khi cả gia đình chuyển tới nhà mới. Lễ cúng nhập trạch này cũng thường được áp dụng cho cả những trường hợp nhà gia chủ mới mua hay nhà mới xây. Đồng thời, đây là một trong ba thủ tục khi làm nhà mà người Việt luôn phải thực hiện:
- Lễ Cúng Nhập Trạch (lễ dọn về nhà mới, khấn cúng nhà mới). Theo quan niệm dân gian thủ tục chuyển về nhà mới – lễ nhập trạch tương đương như đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh của ngôi nhà.
- Lễ Cúng Cất nóc (lễ trước khi đổ mái nhà – được hiểu là báo cáo với Trời Đất và Thổ Công rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất, Khấn cúng cất nóc)
- Lễ Cúng Động Thổ ( đây là lễ xin phép Thổ Công ở đất xây nhà để bắt đầu quá trình xây dựng, Khấn Cúng động thổ).
Chuyển nhà mới, mua nhà mới, sửa nhà hay xây nhà là một việc to lớn trong cuộc đời mỗi người chúng ta, nó đánh dấu sự thịnh vượng của mỗi gia đình. Quả thật đúng như vậy, tương truyền “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Khi chúng ta làm đúng nghi lễ chuyển nhà mới thì gia chủ sẽ cảm thấy yên tâm về mặt tinh thần, mang lại niềm tin trong cuộc sống.
Các bước cần chuẩn bị khi về nhà mới
- Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.
- Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.
- Bài vị cúng Tổ Tiên, Gia Thần phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người còn lại trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa, tránh chuyển nhà vào buổi tối hoặc buổi xế chiều.
Xem thêm: Chuyển nhà xem tuổi vợ chồng để có phong thủy tốt nhất
Bài Văn Khấn Cúng Về Nhà Mới
Kính Lạy:
Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Các Ngày Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản Trong Khu Vực Này.
Hôm nay là ngày……tháng……năm……
Tín chủ chúng con là………
Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.
Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.
Chuẩn bị lễ vật cúng về nhà mới cần những gì
Khi cúng nhập trạch, các bạn hãy chuẩn bị các lễ vật sau:
- Hoa tươi (hoa hồng, hoa ly, hoa cúc vàng,…).
- Hương thắp (nhang thắp).
- Rượu (rượu nếp).
- Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)
- Nến (hoặc đèn dầu thay thế).
- Bánh kẹo (1 đĩa lớn).
- Xôi (có thể xôi đậu xanh, xôi gấc).
- Chè (có thể thay thế bằng cháo trắng hoặc cơm trắng).
- Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).
- Gạo tẻ.
- 1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc. Chú ý tất cả đều phải đẹp mắt, cua và tôm tuyệt đối không
- được bị gãy càng).
- Muối hạt sạch.
- Gà luộc (1 con gà trống luộc).
- Tiền vàng mã.
Sau khi cúng xong, hãy đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo rồi sau đó mới nhập trạch. Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giữa rưới lên sau khi đốt xong. Riêng 3 hũ muối, gạo, nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Những điều cần biết khi dọn vào nhà mới
Nếu gia đình bạn có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là chủ nhà tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt những người còn lại trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), gạo, nước, chăn nệm, muối, đồ tư trang quý giá…vv…Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, nước, gạo,…vv… vào.
Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần nên tránh phụ dọn. Phụ nữ có thai cũng không nên phụ dọn (nếu muốn phụ giúp, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc, tài sản quý giá, nữ trang, cất vào tủ.
Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 bộ soong nồi (bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà), hay 1 nồi cơm điện (theo quan niệm bây giờ cho tiện). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé!
Bài Văn Khấn Cúng Gia Tiên Khi Vào Nhà Mới
Liệt Tổ Liệt Tông… (ghi họ tộc chỗ này) Gia Tại Thượng
Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại …… Gia Tiên Linh
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……
Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)
Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.
Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.
Kính cáo
Văn khấn Thần linh khi về nhà mới như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!