Bạn đã biết cách bảo dưỡng xe nâng điện chưa? Xe nâng điện hiện nay được rất nhiều người sử dụng trong việc vận chuyển, sắp xếp và nâng hạ hàng hóa ở những nhà xưởng, kho xưởng. Trong quá trình xe hoạt động, quý khách cần phải chú ý bảo dưỡng xe đúng thời hạn, đảm bảo vận hành xe và an toàn cho người sử dụng. Hãy cùng Chuyển Nhà Viet Moving tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng xe trong bài viết dưới đây nhé!
Vì sao bạn cần phải bảo dưỡng xe nâng điện?
- Sau khoảng một thời gian sử dụng, xe nâng điện sẽ bị hao mòn, bảo dưỡng xe nâng điện sẽ giúp cho bạn phát hiện ra những lỗi nhỏ kịp thời, nhanh chóng, từ đó có thể đưa ra hướng xử lý và cách khắc phục tránh lan ra những bộ phận khác.
- Bảo dưỡng xe nâng điện sẽ giúp cho xe đảm bảo có thể được vận hành bình thường, không xảy ra các sự cố, không hư hỏng xe, đồng thời giúp tăng thêm tuổi thọ cho xe.
- Việc bảo dưỡng xe sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được chi phí sửa chữa xe nếu xe bị hư hỏng.
Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đạt chuẩn
Vệ sinh xe nâng điện
Đây là bước đầu tiên mà bạn cần phải làm trong quy trình bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng xăng, dầu hóa chất để dọn sạch các vết dơ, ten rỉ sét bám vào thân xe.
Kiểm tra bình điện của xe nâng
- Bình điện của xe nâng là một bộ phận rất quan trọng trong cấu tạo của các loại xe nâng điện đứng lái và ngồi lái. Nó có tác dụng đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động của xe.
- Bình điện của xe nâng cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra nước trong bình và châm nước vào bình đầy đủ trong khi bình điện không đủ nước.
Kiểm tra hệ thống sạc bình điện
- Hệ thống sạc bình điện của xe nâng cần phải được kiểm tra khi bình đầy có tác dụng tự động ngắt nguồn điện hay không.
- Nếu hệ thống sạc không có chức năng này cần sửa chữa ngay vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của bình điện.
Bơm mỡ vào các bánh xe, các bộ phận chuyển động của xe
Điều này sẽ giúp cho những bộ phận của xe được vận hành một cách trơn tru và đơn giản hơn. Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện ngồi lái và xe nâng điện đứng lái chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bước quan trọng này.
Kiểm tra hệ thống thủy lực, van và ống dẫn nhớt
Trường hợp nếu bạn kiểm tra thấy nhớt thủy lực không đủ thì cần phải châm thêm. Nhất là nếu nhớt thủy lực không thể dùng được nữa thì cần phải thay thế ngay.
Kiểm tra động cơ chạy, hệ thống thủy lực phần nâng hạ
Đây là các bộ phận rất quan trọng của xe nâng điện, để xe được vận hành một cách tốt nhất thì cần phải bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động, không được để những bộ phận này bị khô vì như thế sẽ làm ảnh hưởng tới sự hoạt động và tuổi thọ của xe.
Vệ sinh các board mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối dây điện
Các bộ phận này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc vận hành và hoạt động của xe nâng điện đứng lái, vì thế mà bạn cần phải luôn luôn chú ý. Trường hợp nếu có dấu hiệu chúng bị hư hỏng cần phải thay thế hoặc có giải pháp cách điện để đảm bảo an toàn.
Kiểm tra hệ thống thắng, đèn và còi
- Đây là các bộ phận vô cùng quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe và mọi người xung quanh.
- Cần đảm bảo rằng hệ thống thắng xe vẫn còn hoạt động tốt, xe phải được phanh tốt khi xuống dốc hoặc di chuyển đến các địa hình khác.
- Hơn nữa, cần phải đảm bảo cho hệ thống cảnh báo gồm có đèn, còi để đảm bảo được an toàn cho toàn bộ khu vực làm việc của xe nâng.
Kiểm tra hệ thống và chuyển động của trợ lực lái
Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện sẽ không thể bỏ qua được bước quan trọng này. Bạn cần phải chú ý bơm dầu mỡ cho hệ thống trợ lực lái.
Lưu ý khi bảo dưỡng hệ thống nạp và bình điện xe nâng
Hệ thống sạc
- Vì bộ nạp này sử dụng điện 3 pha 200V, do đó mà quý khách hàng để có thể dùng được bộ nạp này phải sử dụng qua bộ biến áp từ 3 pha 380V xuống 3 pha 200V.
- Công suất của máy biến áp này phải từ 8 kVA đến 10 kVA là đủ.
- Thời gian sạc bình an toàn là từ 4 giờ đến 6 giờ / 1 lần sạc.
Hệ thống bình điện của xe nâng
Để đảm bảo được an toàn và bình điện xe nâng được sử dụng lâu dài, quý khách hàng cần phải lưu ý những điều sau:
- Khi sạc bình điện phải đảm bảo nhiệt độ không quá 50 °C.
- Chú ý là không nên nạp bình điện ở gần nguồn lửa vì như thế sẽ rất dễ xảy ra cháy nổ.
- Trước và sau khi nạp bình xong, nếu mức dung dịch bị giảm, thì bạn có thể bổ sung thêm nước cất sao cho đồng đều tại những hộc bình (chú ý tới vạch UPPER).
- Không nên đậy nắp những hộc bình trong khi đang nạp bình.
- Thường xuyên kiểm tra tỷ trọng của dung dịch điện phân (axit sunfurit – H2SO4 loãng), tỷ trọng tiêu chuẩn là 1,28g. Không nên sử dụng dung dịch điện phân có tỷ trọng quá lớn hoặc quá nhỏ vì như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của bình.
- Sau khi nạp bình xong, quý khách cần phải đậy những nắp hộc bình lại và có thể vệ sinh nó bằng khăn khô hoặc ướt.
Hy vọng bài viết trên về cách bảo dưỡng xe nâng điện mà Chuyển Nhà Viet Moving chia sẻ sẽ mang đến cho quý khách hàng những kiến thức hữu ích về cách bảo trì xe nâng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu bạn có nhu cầu thuê xe nâng hàng thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
>>> Xem thêm:[Hỏi đáp] Xe nâng hàng có được tham gia giao thông không?
Những câu hỏi thường gặp
⭐⭐⭐Cách để vệ sinh xe nâng điện?
Đây là bước đầu tiên mà bạn cần phải làm trong quy trình bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng xăng, dầu hóa chất để dọn sạch các vết dơ, ten rỉ sét bám vào thân xe.
⭐⭐⭐Nhiệt độ đảm bảo khi nạ bình điện là bao nhiêu?
Khi sạc bình điện phải đảm bảo nhiệt độ không quá 50 °C.