Cách vận chuyển cá cảnh đi xa không bị chết mà bạn nên biết

cách vận chuyển cá cảnh đi xa

Cách vận chuyển cá cảnh đi xa là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Dù là vận chuyển cá lớn hay bé, mắc tiền hay rẻ thì ai cùng muốn sau khi vận chuyển cá vẫn sống tốt khỏe và không bị chết. Vậy làm sao để vận chuyển cá cảnh đi xa mà không bị chết? Cùng Chuyển Nhà Viet Moving tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chuẩn bị các dụng cụ để vận chuyển cá cảnh trước khi vận chuyển

Bạn muốn vận chuyển cá cảnh của mình đến một vị trí mới một cách an toàn. Vậy bạn cần phải trang bị những dụng cụ gì?

  • Thùng xốp: Tùy theo kích thước của cá mà có thế sử dụng thùng to hay nhỏ. Nếu cá nhỏ, bạn có thể không cần phải sử dụng thùng xóp mà thay vào đó, bạn có thể dùng bọc nilon. Tuy nhiên, cần lưu ý là bao nilon phải lớn hơn cá.
  • Để cung cấp oxy và tránh làm cá căng thẳng trong quá trình vận chuyển đi xa, bạn nên sử dụng bình oxy hoặc máy sục khí chạy bằng pin.
  • Để vận chuyển cá cảnh một cách an toàn, hãy sử dụng báo, dây chun, băng keo và vợt vớt cá.
Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển cá cảnh
Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển cá cảnh

Đây là những dụng cụ cần thiết giúp cho việc bắt cá trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Mặt khác, hãy ghi nhớ những điều sau trong cách vận chuyển cá cảnh đi xa không bị chết:

  • Trước khi vận chuyển, cho cá nhịn ăn 2 ngày.
  • Kiểm tra bọc đựng cá có bị rỉ không, tránh tình trạng mất nước hoặc không đủ oxi làm cá bị chết.
  • Nước để vận chuyển cá phải giống như nước của bể nuôi, đặc biệt là PH VÀ DH.
  • Lưu ý cá trong cá quá trình di chuyển.
  • Sau khi thực hiện tất cả các bước chuẩn bị nói trên, bạn có thể tiến hành vớt cá và vận chuyển.

Những lưu ý trong quá trình vận chuyển cá cảnh đi xa

  • Để xác định dễ dàng dụng cụ bắt cá, hãy xác định kích thước của cá. Đối với cá lớn hơn 15 cm, sử dụng túi nilon để vớt cá, còn đối với cá nhỏ hơn 15 cm thì dùng vợt.
  • Xả một nửa lượng nước trong bể ra ngoài.
  • Thường thì mỗi con cá sẽ được đựng vào một bao. Mức nước gấp rưỡi lần chiều cao của thân cá và không khí phải hơn 2 lần lượng nước.
  • Bạn không cần bình dưỡng khí nếu chỉ di chuyển một đoạn ngắn giữa các bể với nhau.
  • Cho túi vào thùng xốp nếu bạn vận chuyển cá cảnh đi xa để tránh va chạm mạnh và cần bơm oxy. Ngoài ra, bạn có thể quấn giấy báo xung quanh để làm tối phần này, giúp cá bình tĩnh và giảm rò rỉ bao.
  • Không cần bơm oxy khi chuyển cá tử bề này sang bể khác. Bạn chỉ cần bơm oxy và lót tờ báo ở giữa hai lớp bao nếu vận chuyển cá đi xa. Báo sẽ giúp làm tối hơn và cá bình tĩnh hơn, giảm thiểu rủi ro khi vận chuyển.

Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị, bạn có thể bắt đầu chuyển cá cảnh đến địa điểm mới.

Lưu ý khi vận chuyển cá cảnh
Lưu ý khi vận chuyển cá cảnh

Cách chăm sóc cá sau khi vận chuyển cá đến nơi ở mới

Nhiều bạn có nghĩ rằng khi đến chỗ ở mới chỉ cần thả cá vào bể cá ngay lập tức là được. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cá bị sốc nhiệt hoặc không thể thích nghi với môi trường xung quanh mới. Nếu bạn không biết những lưu ý sau khi vận chuyển cá cảnh đến nơi ở mới dưới đây thì một số loại cá yếu có thể bị chết:

  • Trước khi chuyển cá sang bể mới, bạn nên chạy lọc bể nuôi cá mới liên tục từ 4-5 giờ. Bạn nên để nước bên ngoài khoảng một ngày để nước lắng clo nếu bạn sử dụng nước máy. Tránh một số trường hợp cá bị bệnh và chết do không thích nghi được với clo và những chất bên trong nước.
  • Để nhiệt độ bên trong và bên ngoài của túi cá giống nhau, hãy ngâm nó trong bể mới khoảng 5 đến 10 phút.
  • Nhẹ nhàng để cá bơi ra khỏi túi bằng cách mở miệng bao.
  • Để cá trong điều kiện tối khoảng một ngày. Để ngăn cá sợ hãi nhảy ra khỏi bể vào ban đêm, hãy bật đèn bên ngoài bể.
  • Vào ngày đầu tiên chuyển đến bể mới, không nên cho cá ăn. Bạn có thể thử cho ăn một ít thức ăn khô vào ngày hôm sau. Bạn có thể chăm sóc cá như bình thường vào ngày hôm sau.
  • Bạn không cần quá lo lắng nếu cá nhút nhát, núp trong góc và ít bơi lội, vì đây là thời điểm mà cá thích nghi với môi trường sống mới. Bạn chỉ cần cung cấp đủ oxy cho cá và không cho cá ăn từ 2 đến 3 ngày. Nếu 4 đến 5 ngày sau mà cá vẫn không bơi lội như bình thường thì bạn hãy mua một con cá cảnh nhỏ hơn để chung vào trong bể để chúng rượt đuổi nhau.
Chăm sóc cá sau khi vận chuyển đến nơi
Chăm sóc cá sau khi vận chuyển đến nơi

Ngoài những lưu ý vận chuyển cá cảnh đi xa không bị chết ở trên, bạn cũng nên tham khảo các tiệm bán cá cảnh hoặc mời chuyên gia về cá cảnh để điều chỉnh nếu cá có những biểu hiện lạ sau khi vận chuyển. Tránh trường hợp sau khi vận chuyển cá bị chết do không thể thích nghi với môi trường mới.

Trên đây là cách vận chuyển cá cảnh đi xa không bị chết mà Chuyển Nhà Viet Moving muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

>> Xem thêm: Cách vận chuyển bơ đi xa không bị hư và an toàn

Những câu hỏi thường gặp

⭐⭐⭐Có nên thả cá vào bể ngay khi vận chuyển đến nơi không?

Nhiều bạn có nghĩ rằng khi đến chỗ ở mới chỉ cần thả cá vào bể cá ngay lập tức là được. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cá bị sốc nhiệt hoặc không thể thích nghi với môi trường xung quanh mới.

⭐⭐⭐Nếu cá nhút nhát, ít bơi lội khi ở bể mới thì phải làm sao?

Bạn không cần quá lo lắng nếu cá nhút nhát, núp trong góc và ít bơi lội, vì đây là thời điểm mà cá thích nghi với môi trường sống mới. Bạn chỉ cần cung cấp đủ oxy cho cá và không cho cá ăn từ 2 đến 3 ngày. Nếu 4 đến 5 ngày sau mà cá vẫn không bơi lội như bình thường thì bạn hãy mua một con cá cảnh nhỏ hơn để chung vào trong bể để chúng rượt đuổi nhau.

1/5 - (1 bình chọn)

0979.847.807

0909.847.807