Cách vận chuyển vải thiều đi xa mà vẫn đảm bảo được độ tươi ngon là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi khi mùa vải đến. Vải thiều là một loại trái cây ngon của mùa hè mà được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vận chuyển vải thiều đi xa thì phải bảo quản như thế nào để vải luôn được tươi ngon. Hãy cùng Chuyển Nhà Viet Moving tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chọn vải chất lượng và sơ chế đúng cách để vận chuyển đi xa
- Muốn bảo quản và vận chuyển vải thiều đi xa không bị hư, bạn cần phải lựa chọn những loại vải chất lượng và biết cách sơ chế đúng cách.
- Bạn nên lựa chọn những quả có kích thước vừa phải, vỏ căng tròn, có màu sắc đồng đều và phần cuống phải tươi.
- Tiếp theo, bạn sẽ bỏ đi những trái bị hư, cắt bỏ bớt phần cuống, sau đó đem đi rửa sạch. Sau khi rửa xong, bạn đặt vải vào trong hộp đựng thực phẩm và đem bảo quản ở trong ngăn mát của tủ lạnh từ 1 đến 2 tuần.
2. Phân loại chất lượng quả trước khi vận chuyển
Vì quả vải của chúng ta sẽ tiết ra các loại khí khác nhau ở các giai đoạn chín khác nhau, và có thể làm cho vải chín nhanh hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của những quả vải khác….Vì thế, bạn cần phải phân loại chất lượng quả dựa trên các tiêu chí như kích thước, màu sắc và hương vị của vải.
Để tránh nhiễm khuẩn chéo cho các loại trái cây khác trong khi phân loại, bạn nên loại bỏ những trái đã bị hư hỏng.
3. Sử dụng hóa chất bảo quản đúng cách (trường hợp số lượng lớn)
- Chọn những quả có màu sắc sáng đồng đều, sau đó gom thành từng chùm nhỏ bằng cách buộc lại (mỗi chùm khoảng 3-5kg).
- Sau đó, nhúng từng bó vải trong dung dịch NaHSO3 khoảng 10 phút sau khi đã pha loãng với 1l nước sạch.
- Lấy vải ra sau khi nhúng vào dung dịch NaHSO3, rồi nhúng tiếp trong dung dịch HCl 4% từ 2 đến 5 phút. Sau cùng, phơi khô vải bằng quạt gió rồi đóng gói vào thùng xốp, bảo quản trong kho mát với nhiệt đồ từ 4 đến 5 độ C.
Cách vận chuyển vải thiều đi xa này sẽ giúp vỏ cứng hơn, giữa được màu sắc tươi ngon, tránh mất nước và vi khuẩn xâm nhập làm vải bị hư tỏng khoảng thời gian 1 tháng.
4. Bảo quản vải trong thùng xốp để vận chuyển đi xa
- Do mùa vải thiều chỉ diễn ra một lần trong năm nên bạn cần phải quan tâm đến cả khâu chọn mua loại vải ngon và bảo quản vải khi vận chuyển đi xa.
- Vải thiều sau khi thu hoạch được xếp vào thùng xốp và lót túi ni lông. Đây là cách vận chuyển vải thiều đi xa phổ biến và hiệu quả nhất giúp bảo quản vải khi vận chuyển đường dài và giúp giảm thiểu tác động bên ngoài làm hư vải và giữ vải được tươi lâu hơn.
- Để giữ vải thiểu được tươi trong vòng 24 giờ, một số người còn cho thêm một lượng đá nhỏ vào thùng xốp. Do đó, bạn phải bọc vải thật kỹ bằng túi nhựa trước để tránh vải bị hư hỏng khi đá tan.
- Nên chọn những thùng xốp giữ nhiệt, đục thêm một số lỗ nhỏ để giúp thùng xốp được thoáng khí hơn.
5. Bảo quản vải thiều bằng cách bọc giấy báo rồi để vào hộp nhựa hoặc túi nilon
- Nếu vận chuyển với số lượng nhiều thì bạn sẽ cho vào thùng xốp, nhưng với số lượng vải thiều ít thì phải làm sao? Trước tiên, bạn tách riêng từng trái vải ra, sau đó cắt ngắn bớt phần cuống vải.
- Tiếp theo bạn lót thêm một ít giấy báo vào trong hộp rồi để vải vào. Bạn nên sắp xếp cứ một lớp vải rồi tới mộ lớp giấy cho đến khi đầy hộp để vải được bảo quản lâu hơn. Đậy nắp hộp lại vào cất vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản.
- Hộp nhựa cũng có thể được đặt trong ngăn đá để kéo dài thời gian bảo quản. Chỉ cần lấy một lớp vải thiều ra khỏi ngăn đá trước khi ăn để rã đông.
6. Vận chuyển vải thiều đi xa bằng túi zip
Nếu không có hộp đựng, bạn có thể vải ra thành nhiều phần nhỏ, sau đó cho vào túi zip hoặc túi nhựa, bọc lại và cất vào tủ lạnh!
Ngoài ra, bạn có thể đặt vải vào túi và sử dụng máy hút chân không chuyên dụng để hút hết không khí trước khi hàn kín miệng túi. Ngoài việc bảo vệ vải khỏi vi khuẩn và nấm mốc, làm theo cách vận chuyển vải đi xa này giúp việc vận chuyển vải dễ dàng hơn nhiều.
7. Bảo quản vải thiều trong ngăn đông tủ lạnh trước khi vận chuyển
Như đã hướng dẫn ở các phương pháp trên, hãy nhớ đặt vải trong ngăn đá của tủ lạnh ngay cả khi đã giữ chúng trong hộp có lót giấy báo hoặc trong túi zip, túi nilon (bảo quản được hơn 2 tháng). Vì vải được đông lạnh sẽ giữ được độ tươi ngon lâu hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, đặc biệt là khi bạn mua quá nhiều vải mà không thể dùng hết một lần được.
Tuy nhiên, vẫn có một cách làm khác là bạn có thể bóc vỏ vải thiều ra, cho vào hộp và rắc thêm chút đường để ngâm vải thiều được lâu nếu bạn không có đủ không gian tủ lạnh để chứa vải. Sau đó đậy nắp lại trước khi đặt vào tủ lạnh. Như vậy lúc ăn sẽ rất tiện mà hương vị vẫn ngon ngọt không kém vải tươi đâu nhé!
8. Vận chuyển vải thiều đi xa sau khi phơi hoặc sấy khô
Sau khi rửa sạch, bạn đem cắt ngắn phần cuống và đem ra ngoài phơi nắng tự nhiên khoảng 9 đến 10 ngày hoặc cho đến khi phần vỏ khô lại. Để biết được phần hạt đã khô chưa, bạn chỉ cần cầm vải lên tay, lắc nhẹ, nghe thấy tiếng lộc cộc là được.
Bạn cũng có thể làm khô vải thiều bằng cách cho vải vào lò nướng, lò vi sóng, … để giảm thời gian phơi. Đừng quên thử quy trình này nếu bạn chán ăn vải thiều tươi. Bạn sẽ thích hương vị thơm ngon của vải thiều khô và độ mềm, dẻo của thịt vải đấy!
9. Bảo quản vải sấy khô có thể dùng được lâu
Bạn tách vải thiều khô thành các phần nhỏ hơn (mỗi phần khoảng 500g), sau đó bạn cho vào túi nhựa và buộc chặt bằng dây. Sau đó, bọc thêm hai đến ba lớp túi và bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. Với cách vận chuyển vải thiều đi xa này, vải sấy khô có thể bảo quản từ 5-8 tháng.
10. Bảo quản vải thiều bằng cách ngâm vải với nước muối pha loãng
Vải thiều khi mua về, loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và ngâm vải khoảng 1 tiếng trong thau nước muối pha loãng.
Sau đó, lấy ra, cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy nắp lại rồi cho hộp vào ngăn đá. Vải có thể được bảo quản bằng phương pháp này trong khoảng 3–4 tuần.
11. Bảo quản, vận chuyển vải thiều bằng cách xay hoặc ép
Ngoài các cách vận chuyển vải thiều đi xa khi còn tươi, nguyên vẹn thì vẫn có một số cách vận chuyển rất lý tưởng khác nữa. Những những cách này thường đã qua sơ chế rồi nên chỉ giữ được độ dinh dưỡng trong vải. Bạn bỏ vỏ và hạt trước khi cho quả vải vào máy ép trái cây hoặc máy xay sinh tố để chắt lấy nước và bỏ xác vải thiều đi. Đổ nước vải thiều vào chai (đã làm sạch).
Sau đó, cho vào tủ lạnh ướp lạnh. Nước ép vải thiều cũng có thể được sử dụng để làm nhiều thức uống ngon và sinh tố khác nhau. Thật tuyệt vời và tiện lợi phải không?
12. Bảo quản bằng cách làm vải thiều ngâm
Bạn có thể thử phương pháp làm vải thiều ngâm nếu bạn không thích hương vị của vải sấy nhé!
- Phương pháp này khá dễ và tiết kiệm được nhiều thời gian, bạn chỉ cần bỏ vỏ và hạt là xong. Tiếp theo bạn cho vải vào hộp đựng, nấu nước đường cho sánh lại, để nguội, sau đó đó đồ vào hủ sao cho ngập hết phần vải. Đậy nắm hộp lại và để trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bạn có thể làm nước ngâm vải thiều bằng phương pháp này, ngoài việc dùng ngay, bạn cũng có thể pha với đá để làm trà vải.
13. Bảo quản vải thiều bằng cách lên men để làm rượu
Vải bạn mua về rửa sạch, gọt vỏ và lấy hạt ra. Sau đó, ngâm vải thiều khoảng 5–10 phút trong nước muối pha loãng. Sau đó, lấy vải ra. để cho ráo nước rồi để vào một cái bình hoặc cái hũ đã được rửa sạch. Tiếp theo đổ 1 ít rượu trắng sao cho ngập phần vải, đậy kín nắp lại, ngâm khoảng 2 đến 4 tuần là có thể dùng được.
Trên đây là những cách vận chuyển vải thiều đi xa mà Chuyển Nhà Viet Moving muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn giữ được độ tươi ngon của vải thiều khi vận chuyển đi xa. Chúc bạn có một ngày thuận lợi nhé!
>>> Xem thêm: Cách vận chuyển cá cảnh đi xa không bị chết mà bạn nên biết
Những câu hỏi thường gặp
⭐⭐⭐Làm sao để chọn được những quả vải chất lượng?
Bạn nên lựa chọn những quả có kích thước vừa phải, vỏ căng tròn, có màu sắc đồng đều và phần cuống phải tươi.
⭐⭐⭐Bảo quản vải thiều bằng hóa chất như thế nào?
Chọn những quả có màu sắc sáng đồng đều, sau đó gom thành từng chùm nhỏ bằng cách buộc lại (mỗi chùm khoảng 3-5kg).
Sau đó, nhúng từng bó vải trong dung dịch NaHSO3 khoảng 10 phút sau khi đã pha loãng với 1l nước sạch.
Lấy vải ra sau khi nhúng vào dung dịch NaHSO3, rồi nhúng tiếp trong dung dịch HCl 4% từ 2 đến 5 phút. Sau cùng, phơi khô vải bằng quạt gió rồi đóng gói vào thùng xốp, bảo quản trong kho mát với nhiệt đồ từ 4 đến 5 độ C.