[Hướng dẫn] Cách vận chuyển tôm sống đi xa vẫn giữ độ tươi

[Hướng dẫn] Cách vận chuyển tôm sống đi xa vẫn giữ độ tươi

Cách vận chuyển tôm sống đi xa bằng phương pháp ngủ đông đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Bởi phương pháp này vẫn giữ được độ tươi ngon của tôm vừa vẫn đảm bảo kinh tế. Dưới đây sẽ là các bước cơ bản để thực hiện cách vận chuyển đồ hải sản này, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Tầm quan trọng của việc giữ tôm tươi sống khi vận chuyển

Sau nhiều năm nghiên cứu, những nhà sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tôm có thể tiếp cận được gần hơn với thị trường cấp cao, bằng cách vận chuyển tôm còn sống mà không sử dụng đến nước. Đây cũng là một kết hợp tối ưu nhất dành cho công việc vận chuyển tôm, đặc biệt là các loại tôm đắt giá như: Tôm sú, tôm thẻ, Tôm hùm….

Việc này sẽ giúp ích cho ngành kinh doanh nuôi tôm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Từ đó mới có thể cạnh tranh với những mặt hàng tôm nhập khẩu khác, vì vậy việc giữ cho tươi sống khi vận chuyển đòi hỏi cần có kỹ thuật cao.

Tôm tươi sống có thể mang lại lợi thế khi xuất khẩu

Mỹ là một đất nước tiêu thụ tôm hàng đầu trên thế giới, hơn 86% sản lượng tôm của Việt Nam được tiêu thụ tại đây. Bình quân tiêu thụ đầu người của Mỹ là 1.8kg/ Người. Nhưng đối với Mỹ, hàng nhập khẩu sẽ có yêu cầu đặc biệt cao, nhất là hàng thủy hải sản phải có mực độ tươi ngon nhất định mới được nhập khẩu vào Mỹ.

Chính vì điều này mà vận chuyển tôm sao cho vẫn có thể giữ được độ tươi ngon là điều vô cùng quan trọng. Nếu như bạn đang không biết vận chuyển tôm sao cho thật hợp lý và sao cho vẫn giữ được độ tươi ngon của tôm thì sau đây mình sẽ chỉ các bạn một quy trình bảo quản và vận chuyển tôm đúng cách.

Vận chuyển tôm còn sống mang lại giá trị cao
Vận chuyển tôm còn sống mang lại giá trị cao

Tại sao bạn cần vận chuyển tôm đi xa mà không cần nước?

Khi vận chuyển tôm sống trong nước sẽ giúp việc kiểm soát được nhiệt độ, những chỉ số về mức amoniac, lượng oxy và các-bon đi-ô-xít cần thiết. Tuy nhiên đối với bài toán vận chuyển đường dài thì số lượng nước vận chuyển kèm theo có thể làm chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao dẫn đến giảm được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Thêm nữa, nếu có thể vận chuyển tôm sống mà không cần nước đi kèm theo thì sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chính vì vậy việc nghiên cứu những phương pháp xử lý và đóng gói tôm sống để có thể vận chuyển được đi xa sẽ trở nên vô cùng quan trọng.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Những cách đóng gói, vận chuyển rau tránh bị dập nát

Quy trình vận chuyển tôm đi xa mà không cần nước.

Ngay sau đây là những bước chỉ cho bạn cách vận chuyển tôm đi xa mà không cần nước, giúp cho tôm giữ được độ tươi ngon nhất để có thể đảm bảo về mặt chất lượng cho tôm. Mời các bạn cùng tham khảo quy trình.

Bước 1: Cho tôm sống vào trong bể

Muốn quá trình vận chuyển tôm sống đi xa mà để tôm không bị chết, bạn cần chuẩn bị các bể có chứa nước biển với nhiệt độ tầm 20 độ C. Sau đó, bạn chỉ cần rửa sạch tôm và cho vào bể một cách nhẹ nhàng.

Hãy cho tôm nghỉ ngơi ở trong bể nước này khoảng 12 giờ. Tuy nhiên, luôn phải đảm bảo nhiệt độ trong bể nước ở khoảng 20 độ C.

Bước 2: Vận chuyển tôm sống bằng cách ngủ đông

Hãy chuẩn bị những thùng xốp có khả năng cách nhiệt. Sau đó, để nước biển ở nhiệt độ 15 độ C vào thùng. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo mức nhiệt độ này được giữ ổn định.

Tiếp đến, cho từ từ tôm trong bể đang được nghỉ ngơi ở bước 1 vào những thùng xốp. Tiếp tục đợi 90 -150 phút – đây là thời gian lý tưởng để cho tôm chuyển sang trạng thái ngủ đông.

Vận chuyển tôm còn sống mang lại giá trị cao
Vận chuyển tôm còn sống mang lại giá trị cao

Bước 3: Đóng gói những thùng tôm cần vận chuyển

Cách vận chuyển tôm sống đi xa ở bước này sẽ để tôm đã ngủ đông vào những thùng xốp. Tiếp đến, dùng bèo hoặc rong biển đã làm ẩm để phủ kín tôm.

Tuy nhiên, nhiệt độ của tôm trong thùng xốp luôn phải đạt mức nhiệt 15 độ C, như vậy mới có thể đảm bảo tôm luôn ở trạng thái ngủ đông trong suốt quá trình vận chuyển. Vì thế, để mức nhiệt lý tưởng này sẽ luôn được giữ vững và bạn sử dụng xe tải lạnh để vận chuyển.

Bước 4: Đánh thức tôm

Đến nơi giao hàng, các bạn hãy sục khí cho bể tôm. Tuy nhiên, mỗi lần sục khí chỉ tầm khoảng 5 phút và không cần sục quá lâu.

Tiếp đến, cho tôm từ thùng xốp vào bể chứa có nước biển ở nhiệt độ 15 độ C. Cứ 15 phút, bạn nâng nhiệt độ bể chứa lên 1 độ C. Thực hiện như vậy, đến khi bể chứa đạt tới 20 độ C thì dừng lại. Với mức nhiệt 20 độ C, bạn đợi từ 60 – 90 phút là tôm sẽ được đánh thức dậy hoàn toàn và không còn ở trạng thái ngủ đông nữa.

Với phương pháp này, nếu như thời gian vận chuyển là 6 – 7 giờ, tỷ lệ tôm sống sẽ đạt 100%. Còn thời gian vận chuyển là 12 – 13 giờ, tỷ lệ tôm sống sẽ đạt khoảng 70%.

Cách vận chuyển tôm sống đi xa bằng phương pháp ngủ đông đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần thực hiện đúng cách nhằm để giúp tỷ lệ tôm sống đạt cao nhất khi vận chuyển đến địa điểm nhận hàng.

Bạn có thể tham khảo thêm:

[Hướng dẫn] Những cách vận chuyển thịt đi xa vẫn giữ được độ tươi ngon

[Hướng dẫn] Những cách vận chuyển hải sản tươi sống đi xa không bị ươn

Rate this post

0979.847.807

0909.847.807