Quy định về tốc độ giới hạn xe nâng và phương pháp kiểm soát

Tốc độ giới hạn xe nâng

Bạn đã biết tốc độ giới hạn xe nâng là bao nhiêu chưa? Những vụ tai nạn xảy ra với xe nâng thường là do người điểu khiển không biết lái xe nâng đúng cách và giới hạn tốc độ phù hợp của xe nâng. Việc xác định được tốc độ giới hạn cho phép của xe nâng sẽ được quyết định bởi người sử dụng lao động do họ là những người hiểu rõ nhất về những yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn của người sử dụng và xe. Hãy cùng Chuyển Nhà Viet Moving tìm hiểu về quy định tốc độ của xe nâng trong bài viết dưới đây nhé!

Loại xe nâng được dùng trong nhà máy

  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng xe nâng khác nhau. Tuy nhiên khi ở trong nhà máy thì loại xe nâng đối trọng là một trong các loại xe được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất.
  • Do các loại xe này có thể làm việc được ở trong các không gian có lối đi nhỏ hẹp và vận chuyển được những đơn hàng đặc thù ở trong nhà máy.
  • Xe nâng đối trọng có nhiều loại như xe nâng chạy bằng điện, xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong và mỗi loại sẽ có tốc độ giới hạn xe nâng riêng. Bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết trong những tài liệu ghi chép của chủ sở hữu hoặc các bảng dữ liệu.
Xe nâng đối trọng
Xe nâng đối trọng

Giới hạn tốc độ trên xe nâng của nhà sản xuất

Bạn có thể kiểm tra được những thông số kỹ thuật ghi trên bảng ghi chú dán ở trên xe nâng hay trong các sổ sách mà chủ sở hữu lưu trữ.

Tốc độ giới hạn xe nâng là bao nhiêu?

Theo thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH đã quy định về tốc độ giới hạn xe nâng. Các loại xe nâng có người vận hành đi bộ cùng với xe sẽ có tốc độ di chuyển thay đổi, khi làm việc thì không được di chuyển với tốc độ quá 6 km/h và phải kiểm soát được tốc độ di chuyển bằng chân người điều khiển. Với các loại xe nâng đứng để điều khiển, chỉ được cấu tạo với tốc độ di chuyển trên nền với tốc độ không quá 16 km/h.

Vì các loại hàng hóa có tính chất tải trọng lớn, nên tốc độ di chuyển cũng chậm hơn so với những phương tiện khác. Người vận hành xe nâng cần phải có nhận thức rõ hơn về nơi điều khiển và từng loại xe mà điểu khiển xe với tốc độ theo đúng quy định.

Cách để kiểm soát tốc độ xe nâng

Theo quy định giới hạn tốc độ giới hạn xe nâng mà người vận hành xe sẽ biết cách để kiểm soát tốc độ di chuyển của xe nâng. Để đảm bảo được an toàn tuyệt đối cho người đi bộ, người điều hướng và người vận hành xe nâng cần phải tuân thủ theo những yêu cầu sau:

  • Di chuyển xe nâng trong khu vực có vạch phân làn đường riêng, không được điều khiển xe lấn sang những khu vực và làn đường của xe khác.
  • Giữ cho xe nâng luôn di chuyển ở tốc độ thích hợp với các điều kiện của môi trường xung quanh, khả năng tải trọng hàng hóa. Đặc biệt, Cần phải di chuyển ở tốc độ thấp nhất nếu bị hạn chế về tầm nhìn và điều kiện ánh sáng không đảm bảo.
  • Khi điều khiển xe di chuyển lên – xuống trong nhà kho, khu xếp dỡ hàng hóa thì cần phải giảm tốc độ xe nâng.
  • Bạn có thể trang bị thêm đồng hồ tốc độ ở trên xe nâng để luôn đảm bảo cho xe di chuyển đúng tốc độ. Khi xe di chuyển vượt tốc độ giới hạn cho phép thì sẽ có những tín hiệu để cảnh báo, tăng nhận thức và người điều khiển xe.
Kiểm soát tốc độ xe nâng
Kiểm soát tốc độ xe nâng

Cách kiểm soát phanh của xe nâng

Ngoài việc kiểm soát tốc độ di chuyển của xe nâng thì phanh xe cũng là một bộ phận tham gia chính vào quá trình này mà bạn cần phải quan tâm. Vấn đề quan trọng ở đây là sự hiểu biết, nắm bắt được những vị trí lái, tốc độ di chuyển của xe và khoảng cách phanh xe cần thiết của người điều khiển.

Khoảng cách đảm bảo an toàn là phanh xe trước điểm dừng với một khoảng cách nhất định. Trung bình thì đối với tốc độ di chuyển 2km/h sẽ có khoảng cách với điểm dừng là từ 1 tới 2 mét. Tương đương thì khi xe nâng di chuyển với tốc độ 6km/h thì cần phanh xe với khoảng cách là 3 mét.

Tải trọng mà xe nâng đang mang

  • Xe nâng có tải trọng quá nặng thì khi phanh xe lại sẽ có một chút khó khăn và phải cần có một khoảng cách thì mới có thể dừng hẳn được.
  • Vì thế nên người điều khiển cần phải hạn chế tốc độ xe nâng một cách tối đa để có thể giảm thiểu những tai nạn xuống mức thấp nhất.

Khoảng cách dừng xe phù hợp

Người điều khiển xe cần phải xác định được khoảng cách dừng xe sao cho phù hợp để giới hạn được tốc độ di chuyển của xe nâng theo như yêu cầu trong nhà máy.

Khoảng cách dừng xe phù hợp
Khoảng cách dừng xe phù hợp

Điều kiện của mặt đường

Mặt đường vị trí xe nâng hoạt động có vai trò quyết định tới tốc độ giới hạn của xe nâng. Dựa vào tình trạng của mặt đường mà tốc độ giới hạn xe nâng sẽ không giống nhau.

Những vấn đề an toàn liên quan đến nhân viên làm việc xung quanh

  • Các nhân viên làm việc ở xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động của xe nâng hàng.
  • Việc tuân theo tốc độ giới hạn tại những khu vực khác nhau của nhà máy, khu vực có nhiều nhân viên di chuyển qua lại là rất cần thiết để đảm bảo được an toàn.
  • Kiểm soát tốc độ giới hạn xe nâng là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu để luôn đảm bảo được an toàn cho mọi người và xe nâng.

Trên đây là những thông tin chi tiết mà Chuyển Nhà Viet Moving chia sẻ về quy định tốc độ giới hạn xe nâng và phương pháp kiểm soát tốc độ để đảm bảo được an toàn. Người điều khiển xe nâng cần quan tâm tới tình trạng của xe nâng, nắm chắc những quy tắc an toàn khi sử dụng xe nâng để giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Bất kỳ sự mất cảnh giác nào của người vận hành xe nâng cũng có thể dẫn tới những rủi ro, nguy hiểm cho người sử dụng, những người làm việc ở xung quanh và hàng hóa.

>>> Xem thêm: 9 tai nạn xe nâng thường gặp và cách phòng tránh

Những câu hỏi thường gặp

⭐⭐⭐Tốc độ giới hạn của xe nâng là bao nhiêu?

Các loại xe nâng có người vận hành đi bộ cùng với xe sẽ có tốc độ di chuyển thay đổi, khi làm việc thì không được di chuyển với tốc độ quá 6 km/h và phải kiểm soát được tốc độ di chuyển bằng chân người điều khiển. Với các loại xe nâng đứng để điều khiển, chỉ được cấu tạo với tốc độ di chuyển trên nền với tốc độ không quá 16 km/h.

⭐⭐⭐Khoảng cách an toàn khi phanh xe là bao nhiêu?

Khoảng cách đảm bảo an toàn là phanh xe trước điểm dừng với một khoảng cách nhất định. Trung bình thì đối với tốc độ di chuyển 2km/h sẽ có khoảng cách với điểm dừng là từ 1 tới 2 mét. Tương đương thì khi xe nâng di chuyển với tốc độ 6km/h thì cần phanh xe với khoảng cách là 3 mét.

4.8/5 - (6 bình chọn)

0914 077 868