Cách vận chuyển máy tính đi xa an toàn mà bạn cần biết

Vận chuyển máy tính đi xa

Việc đóng gói và vận chuyển máy tính đi xa an toàn sẽ cần công ty vận chuyển phải có kinh nghiệm và chuyên môn. Bởi vì máy tính là tải sản giá trị và quan trọng của các công ty. Ngoài ra nó còn lưu giữ rất nhiều dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Vậy làm sao để vận chuyển máy tính an toàn? Hãy cùng Chuyển Nhà Viet Moving tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải vận chuyển máy tính đi xa cẩn thận?

Ngày nay, khi Internet và công nghệ thông tin phát triển, phần lớn mọi người làm việc và giao tiếp qua máy tính. Do đó, máy tính lưu giữ rất nhiều dữ liệu quan trọng của mọi người. Nếu nó bị rơi hoặc vỡ trong quá trình sử dụng, nó rất dễ bị hỏng. Điều này sẽ dẫn đến việc mất dữ liệu trên thiết bị và chi phí sửa chữa cao. Do đó, khi vận chuyển máy tính đi xa, bạn phải cẩn thận để đảm bảo máy tính được an toàn.

Vận chuyển máy tính cẩn thận
Vận chuyển máy tính cẩn thận

Cách đóng gói máy tính và linh kiện máy tính khi vận chuyển

Khi đóng gói sẽ có hai trường hợp: Một là máy tính và linh kiện máy tính còn bao bì của nhà SX, hai là những thiết bị đã qua sử dụng, cần dùng cụ đóng gói bên ngoài.Đối với máy tính và linh kiện máy tính vẫn còn trong bao bì của nhà sản xuất, tất cả những gì bạn cần làm là đặt chúng vào bên trong thùng carton và chèn lót như ban đầu là xong. Vì hầu hết các bao bì được sản xuất để phù hợp với máy tính và có kích thước tiêu chuẩn.

Vì vậy, khi vận chuyển máy tính đi xa, đặt máy tính trong bao bì gốc của nhà sản xuất sẽ giúp bảo vệ tối đa cho máy tính của bạn. Có thể chèn thêm mút hoặc xốp vào các khe hở để tăng độ an toàn, và có thể bọc thêm màng PE bên ngoài để giảm bớt va đập. Đối với máy tính và các linh kiện đã qua sử dụng, thì quá trình đóng gói sẽ cần nhiều thời gian hơn một chút. Theo đó bạn cần phải tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Sao chép và lưu trữ dữ liệu

Máy tính là nơi chứa nhiều thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Phần cứng của máy có thể bị va đập làm cho máy bị lỗi và mất dữ liệu. Chính vì thế, khi vận chuyển máy tính đi xa, bạn phải sao lưu lại các thông tin quan trọng. Nói chung, hãy thận trọng hơn! Bạn có thể lưu dữ liệu trên hệ thống lưu trữ đám mây như Google Drive, OneDrive, DropBox hoặc lưu trữ trên ổ USB.

Sao lưu dữ liệu trước khi vận chuyển
Sao lưu dữ liệu trước khi vận chuyển

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu để đóng gói máy tính

Các vật tư đóng gói như hộp, băng keo, xốp nổ, màng PE, và những thứ khác thường sẽ được sử dụng. Chúng có sẵn trong các cửa hàng tạp hóa và văn phòng phẩm. Quần áo cũ, vải vụn cũng có thể được tận dụng để chèn lót giúp đảm bảo an toàn hơn.

Bước 3: Tắt và ngắt kết nối máy tính

Nếu văn phòng công ty chỉ sử dụng máy tính xách tay, điều đó thật tuyệt vời. Việc cần làm duy nhất là bọc lại và cho vào thùng carton. Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức kinh doanh vẫn sử dụng máy tính để bàn ngày nay. Do đó, việc đóng gói, vận chuyển máy tính đi xa sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn một chút.

Nếu máy tính vẫn hoạt động trong khi bạn chuẩn bị chuyển văn phòng thì tắt nguồn máy. Đảm bảo độ an toàn cao nhất. Cần biết rằng máy tính để bàn thường có nhiều hệ thống dây dẫn. Do đó, trước khi rút phích cắm, bạn cần chụp ảnh các đầu nối.

Những bức ảnh này sẽ giúp bạn lắp đặt lại máy tại văn phòng mới dễ dàng và chính xác hơn nếu bạn không phải là dân kỹ thuật thông thạo về máy móc. Bạn rút dây nguồn, rồi đến hệ thống cáp, chuột, bàn phím và các thiết bị khác sau khi tắt máy tính và để máy nguội.

Ngắt kết nối nguồn máy tính
Ngắt kết nối nguồn máy tính

Bước 4: Đóng gói những thiết bị ngoại vi đi kèm

Một máy tính để bàn sẽ có rất nhiều bộ phận khác nhau. Thùng máy và màn hình là hai thiết bị chính, đi kèm với nó là nhiều thiết bị ngoại vi quan trọng không kém khác, như bàn phím, chuột, dây máy in, cáp USB, tai nghe, loa và dây nguồn. Ngoài ra, mất một trong những thành phần đó trên máy tính của bạn là một điều tồi tệ. Vì vậy, hãy thực hiện đóng gói các thiết bị đó vào trong một túi hoặc hộp đựng riêng khi vận chuyển máy tính đi xa.

Để ngăn nó không bị rối, chỉ cần cuộn nó lại và cố định nó bằng băng dính hoặc dây thun. Và lưu ý là đóng gói thành từng bộ, nghĩa là một thùng máy, màn hình sẽ đi kèm với một bộ thiết bị ngoại vi. Nếu bạn chuyển văn phòng và có quá nhiều máy tính, hãy đánh số thứ tự, hoặc ghi chú tên của nhân viên dùng máy đó để không bị nhầm lẫn với nhau.

Bước 5: Đóng gói thùng máy tính

Việc làm tiếp theo sau khi đóng gói các thiết bị ngoại vi của máy là đóng gói thùng máy. Đậy là phần quan trọng của máy tính vì nó có rất nhiều vi mạch. Do đó bạn cần phải đóng gói cẩn thận. Đầu tiên bạn cắt thùng giấy và bao bọc thùng máy, sử dụng băng dính để cố định, sau đó quấn màng PE xung quanh.

Để giảm bớt tác động, hãy bọc thêm xốp nổ bong bóng xung quanh. Đặt thùng máy vào thùng carton lớn hơn. Đừng quên lót đáy thùng carton bằng giấy hoặc vải. Để ngăn trường hợp xê dịch trong khi vận chuyển, hãy thêm vải hoặc giấy xung quanh.

Lưu ý: Khi đóng gói phải để thùng máy đứng. Nhớ ghi chú bên ngoài chiều đứng của thùng máy để người vận chuyển để đúng hướng.

Sau cùng, bạn dán thêm một lớp keo dính ở bên ngoài thùng carton. Kỹ lưỡng hơn, hãy ghi dòng chữ “Hàng dễ vỡ” dán bên ngoài nhé. Và nhớ ghi chú số thứ tự (hoặc tên người sử dụng máy) để đồng bộ với màn hình và những thiết bị ngoại vi.

Đóng gói thùng máy tính
Đóng gói thùng máy tính

>>> Xem thêm: Cách vận chuyển đàn piano an toàn và đúng cách

Bước 6: Đóng gói màn hình

Màn hình máy tính cũng có rất nhiều vi mạch nhạy cảm, giống như thùng máy tính. Máy, màn hình rất dễ bị lỗi và bị hư hỏng, ngay cả khi đó chỉ là một va chạm nhẹ. Do đó, khi đóng gói vận chuyển máy tính đi xa cần hết sức cẩn thận..

Trước tiên, bạn phải cắt một miếng bìa cứng vừa với màn hình máy tính để bảo vệ màn hình một cách an toàn. Sử dụng băng dính để cố định miếng carton vào màn hình. Miếng carton này sẽ bảo vệ màn hình máy tính một cách tốt hơn, giảm khả năng màn hình bị vỡ hoặc bị lỗi.

Dùng các miếng bìa cứng còn lại sau đó quấn xung quanh và cố định bằng băng dính. Và việc tiếp theo cần làm sẽ tương tự như thùng máy. Đó là sử dụng xốp nổ để quấn xung quanh, cho vào thùng carton và chèn lót chặt bằng vải hoặc giấy. Sau cùng là dùng băng keo dán thùng carton, ghi chú chiều đứng của máy tính, số thứ tự và dòng chữ “hàng dễ vỡ, xin cẩn thận”.

Lưu ý khi vận chuyển máy tính đi xa

Mặc dù đã được đóng gói một cách cẩn thận, nhưng trong quá trình vận chuyển máy tính đi xa, linh kiện máy tính cũng không nên quá chủ quan. Bạn cần lưu ý các điều sau để đảm bảo tính an toàn tối đa cho máy tính khi chuyển văn phòng:

  • Khi vận chuyển máy tính đi xa và các thiết bị điện tử khác, bạn cần phải hết sức nhẹ tay.
  • Nhìn kỹ bên ngoài thùng carton, nếu có dòng chữ “hàng dễ vỡ”, thì cần di chuyển máy cẩn thận.
  • Lưu ý là phải đặt theo chiều đứng của máy tính.
  • Hãy đảm bảo rằng các vật liệu đóng gói được khô ráo, không bị ẩm vì các thiết bị điện tử như máy tính vô cùng nhạy cảm với nước, độ ẩm.
  • Nếu máy tính còn hoạt động, sau khi tắt nguồn máy thì cần phải chờ cho máy nguội rồi mới thực hiện đóng gói.
  • Để cho những bộ phận của máy tính ở gần nhau (dựa theo số thứ tự hoặc tên người sử dụng) để dễ tìm kiếm khi lắp đặt lại tại văn phòng mới. Ví dụ, dàn máy tính của Bạn H gồm có thùng máy, màn hình máy tính và những thiết bị ngoại vi khác thì khi đưa lên thùng xe nên xếp chúng ở cạnh nhau.
  • Khi nâng các thiết bị lên thùng xe tải, cần chèn lót để các thùng đóng gói đứng gọn gàng, chắc chắn không bị xê dịch hay bị lật ngã khi xe chạy trên các đoạn đường quanh co, gồ ghề. Cần ưu tiên thuê xe tải có thùng xe để chống trơn trượt khi di chuyển.
  • Không được chất quá nhiều đồ đạc vào thùng xe tải, như vậy sẽ dễ khiến các thiết bị điện tử bị cấn, móp và hư hỏng.
  • Không để các đồ vật nặng lên trên các thùng carton chứa màn hình máy tính, thùng máy .
  • Khi đã chuyển tới nơi làm việc mới, việc tháo dỡ các dụng cụ đóng gói cũng cần thực hiện nhẹ nhàng, và cẩn trọng.
  • Khi lắp đặt lại máy tính, nếu bạn không nhớ, có thể dựa vào hình đã chụp về các mối nối ban đầu,…
Lưu ý khu vận chuyển máy tính
Lưu ý khu vận chuyển máy tính

Trên đây là cách đóng gói và vận chuyển máy tính đi xa an toàn mà Chuyển Nhà Viet Moving muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn vận chuyển máy tính đến văn phòng mới một cách an toàn nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển văn phòng nhé!

>> Xem thêm: Cách vận chuyển máy in, máy photocopy và những điều cần lưu ý

Những câu hỏi thường gặp khi vận chuyển máy tính

⭐⭐⭐ Cách để đóng gói màn hình máy tính?

Trước tiên, bạn phải cắt một miếng bìa cứng vừa với màn hình máy tính để bảo vệ màn hình một cách an toàn. Sử dụng băng dính để cố định miếng carton vào màn hình. Miếng carton này sẽ bảo vệ màn hình máy tính một cách tốt hơn, giảm khả năng màn hình bị vỡ hoặc bị lỗi.

Dùng các miếng bìa cứng còn lại sau đó quấn xung quanh và cố định bằng băng dính. Và việc tiếp theo cần làm sẽ tương tự như thùng máy. Đó là sử dụng xốp nổ để quấn xung quanh, cho vào thùng carton và chèn lót chặt bằng vải hoặc giấy. Sau cùng là dùng băng keo dán thùng carton, ghi chú chiều đứng của máy tính, số thứ tự và dòng chữ “hàng dễ vỡ, xin cẩn thận“.

⭐⭐⭐Vận chuyển máy tính đi xa cần chuẩn bị vật liệu gì?

Các vật tư đóng gói như hộp, băng keo, xốp nổ, màng PE, và những thứ khác thường sẽ được sử dụng. Chúng có sẵn trong các cửa hàng tạp hóa và văn phòng phẩm. Quần áo cũ, vải vụn cũng có thể được tận dụng để chèn lót giúp đảm bảo an toàn hơn.

5/5 - (2 bình chọn)

0979.847.807

0909.847.807