Quy định vận chuyển quá khổ quá tải như thế nào?

Quy định vận chuyển quá khổ quá tải như thế nào?

Như thế nào là hàng quá khổ, quá tải? Trong quy định Luật của Ngành Vận Tải tại Việt Nam, mọi phương tiện vận chuyển đều có trọng lượng chuyên chở giới hạn, do đó những loại hàng hóa có trọng lượng vượt quá định mức sẽ được cho là quá tải. Trong vận chuyển hàng hóa bằng xe container đường bộ, hàng quá khổ, quá tải rất dễ thấy và thường phải lách luật hoặc theo một phương pháp nào đó để vận chuyển. Vậy thì làm sao để có thể vận chuyển quá khổ quá tải hoặc hàng siêu trường siêu trọng một cách tối ưu nhất.

Những mặt hàng nào được xem là quá khổ

Hàng quá khổ là kích thước tối thiểu của hàng hóa vượt quá định mức kích thước lọt lòng cho phép của 1 chiếc container hoặc vượt quá kích thước giới hạn của 1 thùng container không có vách và trần.

Cụ thể như sau:

  • Chiều dài của hàng hóa dài hơn 20 mét.
  • Chiều rộng của hàng hóa rộng hơn 2,5 mét.
  • Chiều cao được tính từ điểm cao nhất từ mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở hàng container lớn hơn 4,35 mét

Những phương tiện vận chuyển hàng quá khổ quá tải

Phương tiện vận chuyển

Vận chuyển hàng quá khổ
Vận chuyển hàng quá khổ

Phương tiện dùng để vận chuyển hàng quá khổ, quá tải phải phù hợp quy định về phương tiện tại nước ta.

Phương tiện vận chuyển phải cung cấp giấy đăng kiểm, kiểm soát chất lượng phương tiện vận chuyển phù hợp, còn hiệu lực và đảm bảo an toàn kĩ thuật.

Trường hợp những rơ moóc kiểu module có tính năng ghép đôi được với nhau sử dụng để chở hàng quá tải, quá khổ cơ quan đăng kiểm xác nhận vào trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Trong trường hợp cần thiết, phương tiện vận chuyển hàng quá khổ, quá tải có thể cải tạo theo hồ sơ thiết kế đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Phương tiện vận chuyển cho phép trên đường bộ

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng

Phương tiện trên đường bộ phải được thực hiện theo những quy định về lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ vượt quá giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ ở trong Chương III của Thông tư 07 /2010/TT-BGTVT.

Giấy phép lưu hành cấp cho phương tiện vận chuyển hàng quá tải, quá khổ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

Một số phương tiện vận chuyển những loại hàng đặc biệt này bao gồm:

  • Mooc lùn, mooc sàn.
  • Mooc thủy lực (trailer)
  • Sà lan
  • Tàu rời

Hiện nay công ty vận tải đường bộ của VietMoving có hơn 30 đầu mooc lùn, 15 mooc sàn, 10 mooc thủy lực, 45 đầu kéo Hyundai và nhiều loại phương tiện hỗ trợ khác chuyên chở.

Quy định khi lưu hành xe quá khổ quá tải

Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá giới hạn và xe bánh xích trên đường bộ

Trích Điều 11 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)
Trích Điều 11 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)

Việc lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho các công trình trên đường bộ.

Tổ chức, cá nhân là chủ các phương tiện, người vận chuyển, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ phải thực hiện những quy định sau:

  • Có giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Tuân thủ những quy định được ghi bên trong Giấy phép lưu hành xe.

Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

Lưu hành phương tiện vận chuyển quá khổ, quá tải

Phương tiện vận chuyển hàng quá tải trọng khi lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo những quy định tại Điều 11 của Thông tư này

Trích Điều 14 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)
Trích Điều 14 thông tư 46/2015/TT-BGTVT)

Những trường hợp phải có phương tiện hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

  • Khi xếp hàng hóa lên xe vận chuyển có một trong những kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét và chiều dài lớn hơn 20 mét;
  • Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

Những trường hợp phải khảo sát đường bộ:

  • Khi xếp hàng hoá lên phương tiện có một trong những kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét và chiều cao hơn 4,75 mét hoặc chiều dài hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống; hoặc lớn hơn 30 mét so với đường cấp III trở lên;
  • Phương tiện giao thông cơ giới trên đường bộ có tổng khối lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.

Lưu ý khi vận chuyển đơn hàng quá khổ

  • Vận chuyển hàng quá khổ sẽ khó hơn so với vận chuyển thông thường, cần kết hợp nhiều loại phương tiện.
  • Mọi Phương tiện, thiết bị đều phải được cấp giấy phép và kiểm định mới lưu thông được, nếu không sẽ bị bắt giữ do vi phạm các quy định giao thông.
  • Một số loại hàng quá tải khi vận chuyển có thể kể đến như: sắt thép dài, ống thiết bị lớn, hàng dự án, bồn vệ sinh công nghiệp.
  • Tất cả đều phải có giấy phép sử dụng đường bộ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây:

Rate this post

0979.847.807

0909.847.807