Cách chuẩn bị lễ vật cúng thần tài thổ địa đầy đủ nhất

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa

Lễ vật cúng thần tài thổ địa bao gồm những gì? Ông Thần Tài- Thổ Địa thích ăn gì? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Cúng thần Tài- Thổ Địa là việc được thực hiện vào cả những ngày bình thường khác với thờ cúng tổ tiên. Do đó, việc chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ món các vị thần thích là điều bạn cần phải quan tâm. Chuyển Nhà Viet Moving sẽ chia sẻ đến bạn cách chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ý nghĩa của lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Các gia đình kinh doanh sẽ thường thờ Thần Tài trong suốt cả năm. Các chủ cửa hàng thường thắp hương cầu xin “mua may bán đắt” vào buổi sáng sớm khi mở cửa bán hàng.

Cúng Thần Tài Thổ Địa
Cúng Thần Tài Thổ Địa

Tục chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa này có từ thời kỳ đầu khai khẩn đất hoang, lập kế sinh nhai lúc đầu gặp nhiều khó khăn và quan niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày. Vậy Thần Tài, Thổ Địa là ai?

  • Thổ Địa là thần linh cai quản đất đau và trạch thổ. Mỗi vùng đất sẽ có những vị Thổ Địa riêng cai quản, được coi là vị thần hộ mệnh, phù trợ cho con người và động vật trong vùng được yên bình.
  • Thần Tài là thần linh trông coi tiền bạc và của cải, mang tới tài lộc cho mọi người và mọi nhà. Mọi người thường cầu Thần Tài phù hộ cho mình được gặp nhiều suôn sẻ trong công việc, mọi việc được thuận lợi, tài vận được hanh thông khi muốn làm một công việc gì đó.

Để đảm bảo sự thịnh vượng của mình, người ta thường thờ Thổ Địa (vị thần trông coi đất đai và nơi ở) cùng với Thần Tài. Vào ngày 1 tháng Giêng, mọi người lo dọn dẹp nhà cửa và trang hoàng. Nếu ông Thần Tài quá cũ, hư hỏng thì họ sẽ thỉnh vị thần mới về. Mọi người đều quan niệm rằng nếu Thần Tài sạch sẽ và mọi thứ được ngăn nắp cho năm mới, thì công việc mới phát đạt.

Lễ vật cúng Thần Tài, Thổ Địa gồm những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa ngày thường gồm có hoa quả, đồ chay. Còn ngày cúng Thần Tài thì cúng mặn bao gồm một miếng thịt, một con tôm, một quả trứng luộc, những món này được gọi chung là bộ Tam Sên.

  • Bộ Tam Sên có ba loài vật khác nhau đại diện cho Thổ, Thủy và Thiên. Đại diện cho Thổ là một miếng thịt heo. Đại diện cho Thủy là con tôm hoặc con cua. Đại diện cho Thiên là trứng gà hoặc trứng vịt (vì đây là loài có lông vũ bay lên trời).
  • Ngoài ra còn có giấy cúng, hương, hoa, đèn, các lễ vật cầu cho một năm, tuần, ngày, tháng mới an khang thịnh vượng.
  • Ngoài bộ tam sên, ngày nay người ta còn sử dụng cá lóc nướng để cúng Thần Tài.
Bộ Tam Sên
Bộ Tam Sên

Theo đó, cá lóc sẽ được nướng nguyên con, còn nguyên vảy và không cắt đuôi. Lý do để nguyên con cá lóc là vì nó thể hiện sự tôn kính mà con cháu dành cho tổ tiên. Ông bà, tổ tiên đã phải chịu đựng những ngày tháng khai hoang nhiều khó khăn và thử thách.

Người ta còn có phong tục mua vàng đặt trên bàn thờ khi cầu tài, cầu lộc. Làm như vậy để mang trên người và họ sẽ gặp may mắn cả năm. Hàng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, người dân sẽ cúng thần Tài. Mọi gia đình, cơ sở kinh doanh và cơ sở bán lẻ có thờ Thần Tài đều chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa để dâng lên các thần linh hưởng hương, hoa.

Bài lễ dâng lên thần tài

Sau đây là bài văn khấn cúng Thần Tài, Thổ Địa:

Văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa
Văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa

Cách bày trí lễ vật cúng trên bàn thờ thần tài ông địa

Dù bạn chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa thịnh soạn đến đâu thì bàn thờ thần tài cũng sẽ mất hết ý nghĩa nếu bài trí lộn xộn, không có sắp xếp gọn gàng. Vì vậy, cần tuân thủ những nguyên tắc sau để bày trí bàn thờ thổ công một cách đẹp mắt và hợp phong thủy nhất có thể:

  • Bên trái bàn thờ là tượng Thần tài, còn bên phải là tượng Thổ Địa theo hướng từ ngoài nhìn vào.
  • Nằm chính giữa bàn thờ là bát hương.
  • Đặt hũ gạo, hũ muối và hũ nước ở chính giữa 2 ông.
  • Bên trái bàn thờ là mâm hoa quả.
  • Bình hoa tươi sẽ đặt bên phải bàn thờ.
  • Đặt thiềm thừ ngậm tiền ở bên trái.
  • Đặt bát nước thả hoa tụ lộc ở ngoài cùng của bàn thờ.
  • Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa được bày trên một chiếc đĩa đẹp mắt và được đặt vào chỗ trống còn lại trên bàn thờ.

Những điều cần làm sau khi cúng

  • Cất gạo muối sau khi cúng xong để dùng lại cho có lộc, nếu bạn rải ra ngoài sẽ bị mất lộc đấy.
  • Đốt vàng, bạc ở ngoài.
  • Dùng rượu, nước cúng đứng ở ngoài cửa tưới vào nhà để mang lộc vào nhà.
  • Các thành viên trong gia đình nên chia nhỏ bộ ba tam sên, hoa quả, bánh, xôi để ăn, không nên để cho người ngoài vì dễ bị mất lộc.
  • Đặt bàn thờ Thần Tài dưới nền đất, nhưng phải luôn giữ cho bàn thờ được sạch sẽ vì các vị thần này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa.
  • Đặt hai ngọn đèn trên đỉnh bàn thờ (được thắp sáng khi thắp hương).
  • Bên trái bàn thờ từ hướng ngoài nhìn vào là ông Thần Tài. Còn bên phải đặt Thổ Địa.
  • Để một hũ gạo, một hũ muối và 1 hũ nước đầy ở giữa hai vị thần. Ba hũ này đại diện cho sự no đủ nên chi được thay vào cuối năm.
  • Đặt bát nhang ở giữa bàn thờ.
  • Người ta dùng keo hoặc băng dính để cố định bát hương lên bàn thờ để không bị động bát nhang khi lau chùi.
  • Đĩa trái cây nên đặt bên trái, lọ hoa đặt bên phải. Nên sử dụng hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên có ít nhất năm (5 loại trái cây). Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa chỉ có trầu cau và hoa quả vào những ngày thường.
  • Ngoài ra, người ta thường tổ chức lễ mặn vào ngày giỗ, còn gọi là ngày sóc vọng. Không nên sử dụng hoa giả, phải dùng hoa tươi, hoa có nụ và có mùi thơm. Trái cây chỉ nên cúng Thần Tài bằng trái cây tươi ngon, không dùng trái cây bằng nhựa.
Không nên dùng hoa giả
Không nên dùng hoa giả

Cúng Thần Tài, Thổ Địa của ngày nào

Thần Tài là thần linh có ý nghĩa tâm linh mang đến tài lộc cho mỗi gia đình. Nhất là với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh thì việc cúng Thần Tài sẽ rất quan trọng trong cuộc sống. Câu chuyện Thần Tài đã ngấm vào quan niệm của nhiều người. Đây là một tín ngưỡng dân gian nên mọi người sẽ làm lễ cúng vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Đặc biệt, người kinh doanh sắm lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa nhằm cầu mong làm ăn phát đạt, tài lộc hanh thông, thuận buồm xuôi gió trong cả năm. Họ cũng cầu mong Thần Tài luôn phù hộ cho họ trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, trong những ngày đầu năm, sắm lễ vật cúng Thần Tài cũng trở thành một nét văn hóa.

Bài viết trên của Chuyển Nhà Viet Moving đã chia sẻ đến bạn cách chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa đầy đủ nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị được một lễ cúng trọn vẹn nhất. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!

>>>> Xem thêm: Xem ngày tốt chuyển phòng trọ chuẩn phong thủy

Những câu hỏi thường gặp

⭐⭐⭐Cúng Thần Tài, Thổ Địa vào ngày nào?

Câu chuyện Thần Tài đã ngấm vào quan niệm của nhiều người. Đây là một tín ngưỡng dân gian nên mọi người sẽ làm lễ cúng vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

⭐⭐⭐Cúng Thần Tài, Thổ Địa có ý nghĩa gì?

Các gia đình kinh doanh sẽ thường thờ Thần Tài trong suốt cả năm. Các chủ cửa hàng thường thắp hương cầu xin “mua may bán đắt” vào buổi sáng sớm khi mở cửa bán hàng.

5/5 - (8 bình chọn)

0979.847.807

0909.847.807