Khái niệm tải trọng là gì? Phân biệt tải trọng và trọng tải

Khái niệm tải trọng là gì? Phân biệt tải trọng và trọng tải

Hiểu về tải trọng của xe tải không chỉ là các kiến thức phổ thông mà còn giúp cho chủ xe và chủ doanh nghiệp tránh vi phạm lỗi khi bạn tham gia giao thông. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tải trọng là gì? Trong bài viết dưới sau đây nhé!

Tải trọng là gì? Những điều cần biết về tải trọng?

Trong cuộc sống hiện đại ngáy nay, chắc chắn chúng ta ai cũng sẽ bắt gặp các cụm từ như tải trọng xe, trọng tải xe…Tuy nhiên, bạn vẫn đang có cái nhìn mơ hồ về các khái niệm này?

Khái niệm tải trọng là gì? Và có khác với trọng tải?

Ngày nay, đang có rất nhiều định nghĩa và cũng không giống nhau về tải trọng, mỗi nơi sẽ hiểu mỗi một nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có một số đặc điểm sẽ thống nhất để hiểu được tải trọng là gì vẫn còn có nhiều nét tương đồng.

Sự nhầm lẫn về tải trọng và trọng tải luôn diễn ra khá nhiều và thường xuyên.

Tải trọng xe là gì?

Tải trọng là lực hay còn được gọi là ngẫu lực từ bên ngoài tác động vào một vật để xem xét về sức bền cơ học của vật đó. Nói một cách dễ hiểu chính là tải trọng về số cân lượng hàng hóa có trên xe.

Tải trọng của xe tải là gì? Phân biệt tải trong và trọng tải
Tải trọng của xe tải là gì? Phân biệt tải trong và trọng tải

Lấy ví dụ cho dễ hiểu: Có một chiếc xe tải chở hàng đã được thiết kế với trọng tải là 8 tấn, được yêu cầu vận chuyển với khối lượng 5 tấn vật liệu xây dựng. Vậy thì tải trọng là 5 tấn (kg hàng hóa chở), còn trọng tải thì chính là 8 tấn.

Trọng tải là gì?

Được hiểu là khả năng chịu nặng tuyệt đối, tối đa cho phép ở những mặt kỹ thuật do nhà sản xuất đã công bố trong tài liệu với các thông số kỹ thuật của xe. Được tính rõ ràng là tổng cả trọng lượng hàng hóa chở trên xe (nếu có) cộng với tổng luôn trọng lượng của xe.

Theo như nghị định của số 15 của nhà nước Việt Nam thì tải trọng chính là sức chịu tải được quy định cho một chiếc xe. Đây chính là cơ sở để xác định được một chiếc xe tải có chở quá số lượng hàng hóa cho phép hay là không để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Khái niệm tải trọng xe được biết đến hiện nay

Từ các chia sẻ ở phía trên về tải trọng là gì, có lẽ chúng ta có thể đã hiểu hơn về định nghĩa tải trọng xe. Tổng số khối lượng hàng hóa mà xe tải đang chở đó chính là tải trọng xe, tất nhiên, không tính đến người lái xe và phụ xe.

Trong suốt quá trình giao dịch, trước khi xe tải bắt đầu vận chuyển thì chủ hàng và chủ xe phải xác định được đúng loại trọng lượng hàng hóa cần chở. Phải so sánh với trọng tải của xe để không bị xử phạt với những lý do quá tải so với quy định.

Thông thường, cách tính tải trọng của xe chính là sẽ dùng tổng trọng tải trừ đi tải trọng của xe và với số người ở trên xe. Ví dụ để dễ hiểu hơn đó là nếu chủ xe đã được yêu cầu chở hàng hóa là các loại hàng thực phẩm cùng với 2 người ở trên xe và có trọng tải là 5 tấn.

Để có thể tính được tải trọng của toàn bộ hàng thực phẩm trên xe, chỉ cần giữ nguyên 2 người ngồi ở trên xe lên cân cùng. Lấy tổng số cân đã cân được và trừ đi 5 tấn trọng tải xe và cân nặng của 2 người đang ngồi ở trên xe, sẽ có được kết quả tải trọng thực phẩm đang chở.

Ý nghĩa của tải trọng là gì?

Từ các định nghĩa về tải trọng được hiểu chính là sức chở hàng hóa cùng xe do nhà nước đã quy định. Dựa trên các thông số của xe để xác định xem có chở hàng quá số lượng hàng hóa hay là không. Sau đó sẽ có những biện pháp xử lý cho đúng đắn và phù hợp nhất.

Ý nghĩa của tải trọng
Ý nghĩa của tải trọng

Ngoài ra, tải trọng còn là các cơ sở quan trọng để người mua xe đưa ra quyết định có nên chọn mua chúng với đúng mục đích sử dụng của mình hay là không. Bên cạnh đó, còn giúp cho bạn biết được các tình trạng tham gia giao thông có khả năng gây ra tai nạn nguy hiểm khi vượt quá các định mức cho phép khi chở hàng hóa.

Tổng Tải Trọng Xe Được Quy Định Hiện Nay

Tải trọng được phân chia cụ thể thành 2 loại và tải trọng của xe bao gồm:

  • Thân rời là các loại gắn sơ mi rơ móc.
  • Thân liền là các loại xe tải thùng.

Quy định về cách tính tải trọng xe thân rời

Dưới đây là một trong số quy định cho những cách tính tải trọng xe thân rời:

  • Tổng số trục thân rời là 3: Tổng số khối lượng của xe ≤ 26 tấn.
  • Tổng số trực thân rời là 4: Tổng số khối lượng của xe ≤ 34 tấn.
  • Tổng số trục thân rời từ 5 trở lên: Tổng số khối lượng của xe ≤ 40 tấn.

Quy định về cách tính tải trọng xe thân liền

  • Tổng số trục thân liền 2: Tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn
  • Tổng số trục thân liền 3: Tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn
  • Tổng số trục thân liền 4: Tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn
  • Tổng số trục thân liền 5: Tổng trọng lượng của xe ≤ 35 tấn

Một số mức phạt khi tải trọng của xe chở quá mức quy định

Những quy định về khối lượng chở hàng
Những quy định về khối lượng chở hàng

Bạn nên tham khảo thêm một số những quy định xử phạt dưới đây của pháp luật Việt Nam đưa ra với các trường hợp tải trọng của xe tải chở đã quá quy định hàng hóa:

  • Xe tải chở hàng vượt quá những mức quy định từ 10% – 20%: phạt từ 2 đến 3 triệu đồng và giam giấy phép lái xe 1 tháng.
  • Xe tải chở hàng đã vượt quá mức quy định từ 20% – 50%: phạt 3 đến 5 triệu đồng và giam giấy phép lái xe 2 tháng.
  • Xe tải chở hàng đã vượt quá mức quy định trên 50%: phạt 5 đến 7 triệu đồng và giam giấy phép lái xe 2 tháng.

Từ những chia sẻ ở trên của Công ty TNHH Dịch vụ chuyển nhà trọn gói VietMoving về tất tần tật tải trọng là gì?. Hy vọng đã giúp ích cho các bạn đã được hiểu rõ hơn về khái niệm của lĩnh vực này để từ đó, tuân thủ và chấp hành đúng các quy định luật giao thông. Nhằm tránh gặp phải những trường hợp bị xử phạt, mất tiền không mong muốn. Mọi thông tin các bạn có thể liên hệ ngay đến chúng tôi qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết liên quan khác tại đây:

 

Rate this post

0979.847.807

0909.847.807