Phong thủy nhà vệ sinh và những điều kiêng kỵ cần tránh

Phong thủy nhà vệ sinh

Phong thủy nhà vệ sinh cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng khi gia chủ muốn bố trí ngôi nhà hợp phong thủy để đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình của mình. Vậy cần bố trí nhà vệ sinh như thế nào để hợp phong thủy nhất? Hãy cùng Chuyển Nhà Viet Moving tìm hiểu về cách chọn hướng và những điều cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy trong bài viết dưới đây nhé!

Cách chọn hướng đặt nhà vệ sinh

nhà vệ sinh là nơi mọi người đến để giải quyết các vấn đề cá nhân như tắm rửa, tiểu tiện và đại tiện, nên ngôi nhà sẽ chứa nhiều uế khí nhất định. Vì vậy, khi chọn hướng để đặt nhà vệ sinh bạn cần phải hết sức lưu ý. Có nhiều người thắc mắc không biết nên chọn hướng nhà vệ sinh là hướng cửa hay bồn cầu, vì thế khi chọn hướng đặt nhà vệ sinh bạn phải tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này. Bạn nên hiểu rõ cách chọn vị trí đặt nhà vệ sinh và thiết kế như thế nào để vừa ngăn được khí không tốt, vừa có tác dụng nâng cao sức khỏe và tài lộc cho gia đình.

Hướng nhà vệ sinh
Hướng nhà vệ sinh

Theo phong thủy nhà vệ sinh thì cách chọn hướng nhà vệ sinh sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát“, có nghĩa là nên đặt nhà vệ sinh ở các hướng xấu để hướng về hướng tốt. Tránh đặt nhà vệ sinh vào các hướng cát tường như sanh khí, phước đức, phục vị và hướng thiên y, những hướng này sẽ ảnh hưởng xấu đến gia mạng, sức khỏe và tài lộc của gia đình. Bạn nên đặt nhà vệ sinh ở những hướng như Tây Bắc và hướng Đông, như vậy sẽ giúp gia đình bạn gặp nhiều may mắn và sức khỏe tốt.

  • Tránh những điều kiêng kỵ sau đây khi đặt nhà vệ sinh theo nguyên tắc phong thủy:
  • Khi thiết kế phong thủy nhà vệ sinh thì không nên chọn hướng Tây Nam và hướng Đông Bắc. Sức khỏe của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng vì đây là hai hướng thuộc Thổ mà nhà vệ sinh lại thuộc Thủy.
  • Hướng Nam có hỏa khí rất nặng nên tránh đặt nhà vệ sinh ở hướng này.
  • Hướng cửa nhà vệ sinh không nên quay về hướng Đông Nam. Bởi quan niệm dân gian cho rằng đặt nhà vệ sinh ở hướng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài lộc của gia đình, gây nhiều thiệt hại về tài chính, đầu tư không tốt, tiêu tài phung phí.
  • Không nên đặt nhà vệ sinh ở khu vực trung tâm nhà. Vì giữa ngôi nhà là vị trí trung tâm nên việc đặt nhà vệ sinh ở đó sẽ phân tán luồng khí bẩn ra khắp toàn bộ không gian, điều này sẽ gây bất lợi cho cả sức khỏe và tài lộc.
  • Nhà vệ sinh không nên đặt ngay đối diện với cửa ra vào, nhà bếp hoặc phòng ngủ. Vì nó sẽ làm tiêu hao tài lộc của gia chủ.

Cách chọn cửa phong thủy nhà vệ sinh

Việc lựa chọn cửa phong thủy nhà vệ sinh là rất quan trọng để đảm bảo độ bền, tính năng và tính thẩm mỹ vì nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với hơi ẩm và các chất tẩy rửa. Để đảm bảo độ an toàn và hài hòa, việc lựa chọn một cánh cửa không chỉ là chất lượng mà nó còn phải có kích thước phù hợp. Hai loại kích thước cửa nhà vệ sinh tiêu chuẩn sau đây được sử dụng phổ biến:

Cửa nhà vệ sinh
Cửa nhà vệ sinh

Kích thước cửa nhỏ của nhà vệ sinh là 69cm x 198 cm

  • Kích thước chiều rộng: 69cm
  • Kích thước chiều cao: 198cm

Kích thước cửa lớn của nhà vệ sinh là 81cm x 214cm

  • Kích thước chiều rộng: 81cm
  • Kích thước  chiều cao: 214cm

Đây là 2 kích thước cửa thông dụng nhất cho phong thủy nhà vệ sinh đang được ưa chuộng hiện nay. Bạn có thể lựa chọn kích thước phù hợp với mình dựa trên tình hình tài chính cũng như diện tích và chiều cao của nhà vệ sinh của gia đình mình.

Ngoài ra, phải lắp thêm các cửa sổ nhỏ hay còn gọi là cửa thông gió vì nhà vệ sinh cũng cần phải thoáng khí. Cửa sổ nhà vệ sinh theo phong thủy cũng chú trọng có tác dụng thoáng khí và đón gió, đón ánh sáng. Nên sử dụng những loại cửa sổ có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước như sau:

  • Kích thước chiều cao của cửa sổ: 0,62m, 0,665m, 0,675m, 0,695m
  • Kích thước chiều rộng của cửa sổ: 0,47m, 0,59m, 0,61m, 0,62m, 0,665m

Không gian nhà vệ sinh hợp phong thủy

Thiết kế không gian phong thủy nhà vệ sinh hiện nay cũng quan trọng không kém việc thiết kế phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ. Nhiều người khá quan tâm đến việc bố trí các thiết bị, đồ dùng trong nhà vệ sinh như thế nào để tạo nên một không gian nhà vệ sinh đẹp. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

  • Đặt các thiết bị và đồ dùng cùng chung không gian với nhà vệ sinh là xu hướng được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Cần tuân thủ các yêu cầu sau khi lắp đặt bồn cầu, bồn tắm và các thiết bị phòng tắm khác trong không gian nhà vệ sinh: Khoảng cách giữa bồn tắm và bồn rửa tay là 76 cm, khoảng cách giữa bồn rửa tay và bồn cầu là 38 cm. Khoảng cách giữ bồn cầu và bồn tắm là 38cm, giữa bồ cầu và tường là 53cm. Khoảng cách này được thiết kế nhằm tăng tính thẩm mỹ cho nhà vệ sinh.
  • Không gian nhà vệ sinh phải luôn được dọn dẹp sạch sẽ và thoáng đãng. Để khử mùi hôi và đảm bảo luôn có không khí trong lành, cần mở cửa sổ và quạt thông gió thường xuyên.
  • Đối với phòng tắm và nhà vệ sinh về mặt phong thủy, màu sắc là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn nên sử dụng màu trắng và xanh lam. Bởi vì chúng làm cho nhà vệ sinh của bạn có cảm giác yên tĩnh và sạch sẽ hơn.
  • Khi lựa chọn đèn chiếu sáng, đèn trang trí phong thủy nhà vệ sinh thì bạn nên ưu tiên dùng những loại đèn có ánh sáng giống với ánh sáng tự nhiên nhất. Việc trang bị thêm đèn chiếu sáng và đèn trang trí sẽ khiến người dùng yên tâm và thoải mái hơn.
  • Bạn có thể chọn một chậu cây nhỏ để đặt trong phòng vệ sinh hợp phong thủy làm cho nó trông đẹp mắt hơn. Đặt chậu cây phong thủy trong nhà vệ sinh vừa giúp tăng tính thẫm mỹ vừa giúp điều hóa không khí trong lành. Trong số các loại cây có thể dùng làm cây trang trí nhà vệ sinh có cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây dây nhện, cây lan ý…
  • Để đảm bảo nước thoát nhanh và tốt, nền nhà vệ sinh nên được làm có độ dốc. Chọn các vật dụng lót sàn ít trơn hơn và có thể làm vệ sinh dễ dàng.
  • Bạn nên mua một tấm thảm để cửa trước của phòng vệ sinh. Như vậy sẽ giúp bạn lau khô chân và không bị trượt ngã. Ngoài ra, cũng đảm bảo vệ sinh khi ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Gương là vật phẩm phong thủy lý tưởng. Gương trong nhà vệ sinh sẽ giúp phản chiếu khí bẩn và tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Tránh sử dụng gương nhỏ. Để tạo cảm giác rộng rãi cho không gian và phản xạ luồng khí xấu tốt hơn, hãy chọn những tấm gương lớn.
Không gian nhà vệ sinh
Không gian nhà vệ sinh

Có nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?

Ưu điểm và nhược điểm khi làm nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Khi xây dựng hoặc thuê nhà, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Bởi vì các nguyên tắc phong thủy ảnh hưởng rất nhiều đến việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ.

Phong thủy nhà vệ sinh được đặt trong phòng ngủ có rất nhiều ưu điểm về sự thuận tiện như:

  • Đầu tiên, các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy tiện lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Khi thức dậy vào nửa đêm hoặc vào một ngày se lạnh, bạn có thể nhanh chóng rời khỏi giường và đi vào nhà vệ sinh mà không cần phải đi quá xa.
  • Thứ hai, đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ tạo không gian riêng tư. Nhất là phòng ngủ dành cho vợ chồng hoặc con gái. Đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện các sinh hoạt cá nhân.
  • Tuy nhiên, bố trí phòng vệ sinh trong phòng ngủ không hợp phong thủy sẽ không thuận lợi cho tài vận của gia chủ. Vì phòng ngủ nên tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa và nước, theo quan niệm dân gian. Mặt khác, nhà vệ sinh đại diện cho Thủy (nước), là vị trí thải hất thải và cặn bẩn, không lý tưởng cho một không gian yên tĩnh như phòng ngủ.
  • Ngoài ra, có rất nhiều hơi nước và độ ẩm trong phòng vệ sinh. Do đó, giường, nệm và gối hấp thụ hơi nước sẽ dễ sinh ra nấm mốc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Cách hóa giải phong thủy nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Mặc dù là biết điều đó không hợp phong thủy, những có một số trường hợp bạn bắt buộc phải làm như thế. Ví dụ, thuê nhà trọ quá nhỏ, hoặc nhà đã có sẵn nhà vệ sinh trong phòng ngủ khi bạn thuê, xây nhà xong mới biết điều đó là không tốt…

Bạn có thể giải quyết tình huống này bằng những hướng dẫn dưới đây:

  • Nhà vệ sinh phải được giữ khô ráo và sạch sẽ là điều cần thiết hàng đầu. Không nên để quần áo bẩn ở nhà vệ sinh quá lâu.
  • Bạn có thể đốt nến bằng dứa, thêm lá dứa hoặc sả để nhà vệ sinh có mùi thơm tự nhiên hơn, đốt tinh dầu để khử mùi.
  • Khi cần sử dụng mới nên mở cửa nhà vệ sinh. Để ngăn mùi hôi và hơi ẩm xâm nhập vào phòng, hãy đóng nắp bồn cầu và cửa nhà vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.
  • Để lọc bớt không khí xấu, hãy đặt thêm một vài chậu cây vào nhà vệ sinh. Nhưng chú ý không nên trồng quá nhiều, đặc biệt là trong phòng ngủ kín.
  • Đá thạch anh có tính dương khí rất mạnh nên việc đặt nó trong nhà vệ sinh là một cách thiết kế phong thủy nhà vệ sinh tuyệt vời. Đá thạch anh có thể trấn áp, hóa giải phong thủy sẽ có lợi cho gia chủ mang lại may mắn và thịnh vượng.
  • Tránh để cửa nhà vệ sinh đối diện với hướng giường ngủ. Cùng không nên nằm hướng người quay đầu về phía nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh

  • Không nên thiết kế phong thủy nhà vệ sinh tầng lầu ở trên còn phòng ngủ tầng dưới. Vì như thế sẽ sảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ, dễ mắc bệnh về đường ruột.
  • Không nên để nhà vệ sinh bị rò rỉ nước. Dân gian cho rằng nếu bạn để như vậy thì tài lộc của gia đình sẽ bị thất thoát.
  • Sức khỏe và vận may của gia chủ sẽ dễ bị ảnh hưởng nếu đặt nhà vệ sinh quay mặt về hướng nhà.
  • Không nên đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa lớn của ngôi nhà vì như thế sẽ ảnh hưởng đến luồng khí vào nhà. Mất tính thẫm mỹ cho ngôi nhà.
  • Vì nhà bếp là nơi chuẩn bị đồ ăn thức uống và nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi khuẩn nên nhà vệ sinh và cửa bếp không được đối diện nhau. Trong quá trình chế biến, các cửa quay vào nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, phòng tắm tượng trưng cho hành Thủy, tương khắc với bếp đại diện cho hành Hỏa.
  • Không nên để cửa sổ hoặc cửa chính nhà vệ sinh bên đối diện với cửa phòng ngủ. Giấc ngủ của mọi người sẽ bị xáo trộn vì điều này.
  • Nhà vệ sinh phải kín đáo nhưng dễ tìm và phải bố trí ở cuối hướng gió. Nếu nhà bạn có hành lang dài, hãy đặt nhà vệ sinh bên cạnh hành lang chứ không nên để cuối hành lang. Bởi theo phong thủy nhà vệ sinh, việc để hành lang dẫn thẳng vào nhà vệ sinh là không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gia chủ.
  • Một điều kiêng kỵ nữa là không nên để giường ngủ tựa lưng vào nhà vệ sinh. Đặc biệt nên kiêng nếu chỗ tựa là bồn cầu. Gia chủ khi ngủ ở vị trí này thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, suy nghĩ vẩn vơ, tinh thần kém minh mẫn.
  • Cửa nhà vệ sinh không nên mở về phía cầu thang đi lên hoặc xuống; làm như vậy sẽ mang lại xui xẻo cho gia đình. Khí tích tụ trong nhà vệ sinh khi sử dụng cầu thang đi lên ở phía đối diện. Luồng khí hôi sẽ từ trên cầu thang sẽ trút xuống phía dưới.
  • Không nên để nền nhà vệ sinh cao hơn phòng ngủ. Nước sẽ chảy từ vị trí cao xuống nơi thấp, theo phong thủy. Gia chủ có thiết kế nhà vệ sinh như vậy rất dễ mắc các bệnh về đường tiết niệu.
  • Tránh sử dụng phòng tắm kín, kém thông gió vì độ ẩm trong phòng tắm cao. Thiết kế phòng kín khiến khí bị ứ đọng và làm cho quá trình lưu thông khí trở nên khó khăn.
  • Không được phép đặt bất cứ thứ gì có kết cấu sắc nhọn trong nhà vệ sinh. Không gian nhà vệ sinh nhỏ nên dễ xảy ra va chạm. Đây cũng là khu vực có nhiều người sinh hoạt nên da thường để lộ ra ngoài và dễ bị tổn thương.
  • Tránh sơn nhà vệ sinh một màu đỏ tươi vì điều này có thể khiến bạn cảm thấy nóng bức và ngột ngạt bên trong. Màu đen làm tăng lượng âm khí và màu tím đậm làm tăng cảm giác u sầu nặng nề.
  • Gương trong nhà vệ sinh không được để chiếu thẳng vào các đồ dùng toilet, nhất là bồn cầu. Ngoài ra, cũng không nên chiếu trực tiếp vào người dùng (khi tắm hoặc đi tiểu) vì nó dễ tạo ra ảo giác khó chịu.
Kiêng kỵ khi thiết kế nhà vệ sinh
Kiêng kỵ khi thiết kế nhà vệ sinh

Có nên thiết kế nhà vệ sinh dưới chân cầu thang không?

Thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang thường xuyên được sử dụng để tận dụng không gian trống và tiết kiệm diện tích sinh hoạt, nhưng nếu thiết kế không đúng, khu vực này sẽ trở thành nơi tụ khí, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Để loại bỏ khí âm đã tích tụ trong nhà vệ sinh, phương pháp tốt nhất là tận dụng đá thạch anh, quạt thông khí và có thông gió ra ngoài.

Lưu ý: Nhà vệ sinh phải luôn được thoáng mát, không nóng và ẩm ướt sẽ gây khó chịu và không tốt cho sức khỏe của bạn.

Hy vọng với các thông tin trên của Chuyển Nhà Viet Moving về phong thủy nhà vệ sinh sẽ giúp bạn có thể bố trí nhà vệ sinh vừa đẹp vừa hợp phong thủy. Bên cạnh đó cũng mang tới những sự đồng bộ về thiết kế nhà vệ sinh với các không gian khác của ngôi nhà bạn. Nếu bạn có nhu cầu chuyển đến nhà mới thì hãy tham khảo ngay dịch vụ vận chuyển nhà trọn gói của chúng tôi nhé!

>>> Xem thêm: Phong thủy làm nhà và những điều quan trọng gia chủ cần phải nắm

Những câu hỏi thường gặp

⭐⭐⭐Kích thước cửa nhà vệ sinh chuẩn là gì?

Kích thước cửa nhỏ của nhà vệ sinh là 69cm x 198 cm, kích thước cửa lớn của nhà vệ sinh là 81cm x 214cm.

⭐⭐⭐Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang không?

Thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang thường xuyên được sử dụng để tận dụng không gian trống và tiết kiệm diện tích sinh hoạt, nhưng nếu thiết kế không đúng, khu vực này sẽ trở thành nơi tụ khí, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.

5/5 - (8 bình chọn)

0979.847.807

0909.847.807